Trám bít hố rãnh là gì? Giải pháp này được thực hiện như thế nào?

Chăm sóc răng miệng trẻ em là một vấn đề được rất nhiều Quý phụ huynh quan tâm. Có thể các bạn đã bảo vệ răng bé bài bản tại nhưng sâu răng ở trẻ vẫn xuất hiện với biểu hiện là các chấm đen, đường đen nhỏ trên răng. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa sâu răng ở trẻ một cách tốt nhất? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Ngọc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trám bít hố rãnh là gì và giải pháp này được thực hiện như thế nào?

Trám bít hố rãnh răng

Trám bít hố rãnh răng

Trám răng bít hố rãnh là kỹ thuật sử dụng chất trám bít (nhựa composite hay glassionormer) hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn. Việc trám răng bít hố rãnh này sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Nhờ đó, cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, đồng thời giảm hoạt động phá hủy của vi khuẩn. Điều này sẽ giúp kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng hình thành sớm.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đang là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm bởi trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sâu răng và các bệnh răng miệng nhất. Có thể bạn đã chăm sóc răng miệng cho con mình kỹ càng tại nhà như đánh răng 2 lần 1 ngày, súc miệng bằng nước muối, hạn chế đồ ngọt,… tuy nhiên răng trẻ vẫn có thể bị sâu. Một phương pháp khác mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo để phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ đó là trám bít hố rãnh.

Tại sao sâu răng thường xuất hiện ở hố rãnh?

Trám bít hố rãnh răng

Một chiếc răng cơ bản bao gồm: Thân răng và chân răng. Phần tủy răng được bao bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Trên sàn nhai của răng, đặc biệt là răng hàm, thường có các hố và rãnh. Các hố và rãnh là vị trí sớm nhất mà sâu răng bắt đầu hình thành trên răng. Bạn có thể thấy các chấm hoặc đường đen ở sàn nhai răng hàm của trẻ.

Theo một nghiên cứu dịch tễ học ở Hoa Kỳ, sâu răng có chức năng nhai ở trẻ em và thanh thiếu niên chiếm gần 60% tổng số ca sâu răng. Hình dạng hố rãnh bị phá vỡ từ rất sớm, khoảng 1/3 trẻ lớn từ 1-3 tuổi bị sâu răng và 67% tỷ lệ trẻ bị sâu ở phần mặt nhai. Ở răng vĩnh viễn, 65% số răng 6 ở trẻ 12 tuổi có sâu răng hoặc đã được trám răng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ hố răng của trẻ.

Sâu răng thường xuất hiện sớm ở hố và rãnh vì các lý do sau:

  • Do hình dáng nên dễ chứa đựng thức ăn và mảng bám. Bề mặt nhai có các rãnh (khe nứt) có thể sâu và hẹp khiến lông bàn chải đánh răng khó chạm tới hoặc gần như không thể chạm tới. Nếu không có chất trám khe nứt, những rãnh đó có thể trở thành nơi ẩn náu của thức ăn và mảng bám, tạo thành axit và bắt đầu sâu răng.
  • Lớp men răng của trẻ mới mọc chưa trưởng thành nên dễ sâu hơn và khả năng chống sâu răng kém. Khi răng trưởng thành, tính thấm của nó giảm đi do quá trình mất đi và tái khoáng hóa, răng sẽ trở nên bền và chắc khỏe hơn. Cho đến khi điều đó xảy ra, bạn cần bảo vệ răng mọc lên khỏe mạnh.

Tóm lại, bản chất răng nhạy cảm là răng có hố và rãnh sâu là những vị trí tích tụ thức ăn không thể làm sạch tuyệt đối bằng cách vệ sinh thông thường hàng ngày. Đây cũng là điểm khác biệt trong việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em và người lớn.

Tại sao phải trám bít hố rãnh?

Trám bít hố rãnh răng

Ở trẻ em lứa tuổi 6 – 12 đã mọc răng 6 và răng 7. Đây là những răng vĩnh viễn mọc sớm, mặt nhai có nhiều hố rãnh, lại nằm ở vị trí phía sau trên cung hàm nên việc làm sạch khó khăn. Sức đề kháng với sâu răng kém nên răng dễ bị sâu, đặc biệt ở hố rãnh. Tần suất sâu hố rãnh lớn trong thời gian bốn năm sau khi răng mọc và vẫn tiếp tục xảy ra ở các năm sau đó.

Răng hàm số 6 và số 7 đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Dự phòng sâu hố rãnh cho các răng 6, 7 có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ có được hàm răng tốt suốt đời.

Giải pháp thực hiện trám bít hố rãnh

Đầu tiên, bác sĩ sẽ nghiên cứu để đánh giá và đưa ra các chỉ định phù hợp cho từng trẻ. Không phải tất cả men răng đều cần trám răng. Kỹ thuật trám bít hố rãnh cơ bản bạn có thể tham khảo:

Thứ 1: Đánh bóng

Đánh bóng bề mặt trám bằng chổi và bột Bio, đảm bảo không còn bất kỳ mảng bám hay vụn thức ăn nào nằm trong hố rãnh. Từ đó tăng khả năng bám dính cho sealant cũng như tăng khả năng chống sâu răng.

Thứ 2: Etching men

Bôi Etching lên bề mặt men được dán, phủ rộng ra hết vùng rìa của chất trám bít. Tạo các mối vi lưu cơ học cho vật liệu trám.

Thứ 3: Rửa 

Rửa sạch etching dưới tia nước thật kỹ từ 1-2 phút, đảm bảo lấy sạch hết etching, tạo điều kiện cho bám dính sau này.

Thứ 4: Đặt vật liệu

Bơm sealant lên bề mặt đã xói mòn bằng etching. Dùng thám trâm vuốt sealant để ngăn tạo bọt và tăng tính chảy vào hố rãnh, tránh thiếu sót các hố rãnh không được phủ đến nơi.

Thứ 5: Chiếu đèn

Chiếu đèn 20s nhằm trùng hợp sealant chuyển từ dạng lỏng sang dạng cứng chắc, bám chặt vào bề mặt hố rãnh.

Trám bít hố rãnh là một trong những giải pháp tuyệt vời để phòng ngừa sâu răng hiện nay mà các bậc phụ huynh có thể an tâm lựa chọn cho con mình.

Tác dụng phòng ngừa của sealant là do tính dính của nó trên men và bít các hố, rãnh. Chừng nào sealant còn nguyên vẹn thì sâu răng không phát triển bên dưới, do đó sự giảm tỷ lệ sâu răng còn tùy thuộc vào sự lưu giữ của sealant.

Sau khi được đặt, sealant có thể tồn tại trong nhiều năm, tuy nhiên chúng được đặt ở những khu vực chịu lực cao (bề mặt nhai) do đó có thể bị mòn theo thời gian. Sealant dễ bị bong nhất là trong 12 tháng đầu. Những răng đã qua giai đoạn trên thường chịu được từ 5 -10 năm và có thể còn hơn nữa.

Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng vì nha sĩ điều trị sức khỏe răng miệng có thể kiểm tra chúng và quyết định xem cần bổ sung hay thay thế sealant hay không.

Trên đây là chia sẻ của nha khoa Bảo Ngọc về phương pháp trám bít hố rãnh có tác dụng dự phòng trong việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ. Mặc dù công dụng của trám bít hố rãnh là rất tuyệt vời, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ. Nếu trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên thì mọi phương pháp dự phòng sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa. Mọi thắc mắc quý khách hàng có thể gọi về hotline:0333.235.115 của nha khoa Bảo Ngọc để được tư vấn.