Mách bạn 5 hậu quả khi bị mất răng nguy hiểm như thế nào?

Mất răng? Nhiều người cho rằng việc mất đi 1 hay vài chiếc răng không ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống. Tuy nhiên, mọi người lại không lường trước được hậu quả của việc mất răng không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ toàn thân. Mất răng hiện nay không chỉ sảy ra ở người lớn tuổi mà còn gặp nhiều ở người trẻ tuổi. Hậu quả của việc mất răng nếu không được khắc phục sẽ gây khó khăn như thế nào? Những yếu tố rủi ro nào dẫn đến việc mất răng và nếu lỡ mất răng rồi thì làm sao để giảm thiểu tác hại của nó. Hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Hậu quả khi bị mất răng
Biến chứng khi mất răng

Xem thêm: 3 cách xử lý khi bị mất răng – Nha khoa Bảo Ngọc

Mất răng gặp những khó khăn gì?

Gặp khó khăn khi nhai và nghiền nát thức ăn

Mất răng khiến cho việc ăn uống trở nên rất khó khăn, lực nhai và nghiền yếu sẽ làm thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và đường tiêu hoá.

Mất răng khiến thức ăn rơi vào khoảng trống, dẫn đến việc phải luôn điều chỉnh thức ăn để vào nơi không bị mất răng.

Mất răng sẽ tạo khoảng trống lớn trên khuôn hàm, làm cho các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, đổ nghiêng, thậm chí gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.

Hậu quả khi bị mất răng
Mất răng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ

Xem thêm: Mất răng toàn hàm, nửa hàm thì phải làm sao?

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Mất răng, đặc biệt là mất răng cửa, sẽ làm cho khả năng phát âm kém chuẩn xác và nói không tròn vành rõ chữ, gây ảnh hưởng tới giao tiếp cũng như công việc hàng ngày.

Ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ

Mất răng, nhất là mất răng hàm khiến cung hàm bị mất cân đối, hai má bị hóp vào, da mặt bên bị chảy xệ và vùng da xung quanh miệng cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến gương mặt nhìn già đi rất nhiều so với tuổi thật. Lâu dần không được điều trị có thể làm khuôn mặt bị lệch, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nặng nề, dẫn đến cảm giác ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.

Gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng

Các khoảng trống tại vị trí mất răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển, dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu và cũng gây hại tới những răng còn lại.

Gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm, tiêu xương

  • Khi bị mất răng nếu không được phục hình sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm.
  • Mất răngkhiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây ra áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy.
  • Các răng ở bên cạnh có xu hướng xê dịch vào khoảng trống của răng bị mất, các răng đối diện cũng sẽ thụt xuống hoặc trồi lên quá mức. Về lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây ra các vấn đề khớp cắn, ví dụ như lệch khớp cắn,thậm chí có thể dẫn tới liệt cơ hàm và lệch mặt.

Xem thêm: Dấu hiệu bị nang chân răng và cách chẩn đoán chính xác về bệnh

Những yếu tố rủi ro dẫn đến việc mất răng

Theo một nghiên cứu mới đây được đăng trong tạp chí Periodontology, bác sĩ Khalaf Al-Shammar và các đồng nghiệp đã liệt kê các yếu tố rủi ro gây mất răng do bệnh nha chu và chỉ ra rằng phòng ngừa mất răng có thể nằm trong tầm kiểm soát.

Do tuổi tác

Trên 35 tuổi. Tuổi càng cao thì càng tăng rủi ro mất răng và độ tuổi thường mắc phải vấn đề này là từ độ tuổi 35 trở lên.

Do giới tính

Đàn ông có nhiều nguy cơ mắc phải tình trạng này hơn so với phụ nữ.

Do Không khám răng định kỳ

Theo nghiên cứu trên, gần 40% bệnh nhân bị mất răng chưa bao giờ đi đến nha khoa để chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp. Chỉ có 13% người trong nghiên cứu được chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp trước khi nhổ răng trong vòng sáu tháng.

Không thường xuyên đánh răng

Không bao giờ hoặc chỉ thỉnh thoảng sử dụng bàn chải đánh răng. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu (chiếm khoảng 60%) có tình trạng này. Và chỉ có khoảng 16% người chải răng mỗi ngày ít nhất hai lần. Nếu hoàn toàn không đánh răng hoặc chỉ đánh răng một lần mỗi ngày sẽ tạo cơ hội cho mảng bám và vi khuẩn phát triển, cuối cùng có thể gây ra sâu răng, viêm lợi và các bệnh nha chu.

Do hút thuốc

30% bệnh nhân là người đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sự cung cấp máu để nuôi nướu răng, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nha chu cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh đái tháo đường

Gần 1/5 bệnh nhân bị mất răng có mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2. Những người bị bệnh đái tháo đường kiểm soát kém có thể gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng.

Tăng huyết áp

Hơn 10% bệnh nhân bị tăng huyết áp có tình trạng mất răng. Ngoài ra, mối liên quan giữa bệnh nha chu và tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh cũng đã báo cáo trong một nghiên cứu trước đó.

Tăng huyết áp là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây mất răng ở người bệnh

Viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu của bác sĩ Al-Shammari và đồng nghiệp cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng mất răng do bệnh nha chu và viêm khớp dạng thấp.

Do các bệnh răng miệng

Các răng ở phía trước có nhiều khả năng bị mất răng hơn, từ đó dẫn đến bệnh nha chu.

Những thay đổi diễn ra khi mất răng

Tiêu xương

Răng giúp nâng đỡ xương hàm, nếu mất răng xương sẽ tiêu theo thời gian.

Di chuyển răng

Răng được lưu giữ trong xương hàm vẫn có thể dịch chuyển theo thời gian, khi có 1 răng mất, các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào, răng đổi diện sẽ trồi thêm, tạo hiệu ứng domino ảnh hưởng lên toàn bộ khớp cắn, tăng khả năng lưu giữ mảng bám dễ sâu răng và mắc bệnh nha chu dẫn đến mất thêm răng.

Rối loạn khớp cắn

Mất một hoặc nhiều răng có thể gây ra những bất thường về khớp cắn, ảnh hưởng đến sức khỏe của các răng còn lại, cơ và khớp thái dương hàm. Thay đổi khớp cắn không đúng có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như: chấn thương khớp cắn một vài răng gây đau, vỡ răng; mòn răng gây ê buốt; đau cơ – khớp thái dương hàm.

Khó nhai

Giảm sức nhai do mất răng (ngoại trừ răng khôn), răng dùng để xé và nhai thức ăn, giảm áp lực làm việc cho dạ dày nên mất răng cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa phía sau và dinh dưỡng của bạn.

Thẩm mỹ khuôn mặt

Răng của bạn giúp hỗ trợ hình dạng và cấu trúc khuôn mặt của bạn nên mất nhiều răng lâu ngày có thê có thể khiến mặt không được nâng đỡ, cảm giác già đi.

Phát âm

Răng của bạn đóng một vai trò trong lời nói. Mất răng (hoặc thậm chí có khoảng cách lớn giữa các răng) có thể gây khó khăn cho việc phát âm một số từ.

Xem thêm: Cắt chóp chân răng là gì? Giải pháp hiệu quả cho các vấn đề răng miệng

Lựa chọn thay thế răng mất

Lựa chọn phương pháp thay thế răng mất không chỉ giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai mà còn có thể cải thiện đáng kể thẩm mỹ cho khuôn mặt và sự tự tin của bạn. Mất răng là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm nướu, chấn thương hoặc do tuổi tác. Khi một chiếc răng bị mất, không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng như tiêu xương hàm, xô lệch các răng còn lại, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu không được điều trị kịp thời. Để phục hồi lại hàm răng hoàn chỉnh, hiện nay có nhiều phương pháp thay thế răng mất hiệu quả. Dưới đây là những lựa chọn phổ biến và được áp dụng rộng rãi:

Cấy ghép Implant nha khoa

Cấy ghép Implant nha khoa là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất để thay thế răng mất. Phương pháp này bao gồm việc cấy ghép một trụ titan vào xương hàm tại vị trí răng mất, sau đó lắp lên trên trụ titan này một mão răng sứ. Cấy ghép Implant mang lại nhiều lợi ích vượt trội:

  • Ổn định lâu dài: Trụ titan được cấy vào xương hàm, giúp duy trì và kích thích sự phát triển của xương hàm, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương thường thấy sau khi mất răng.
  • Không ảnh hưởng đến các răng xung quanh: Implant không cần mài nhỏ các răng bên cạnh như trong phương pháp cầu răng sứ, vì vậy sẽ giữ nguyên sự toàn vẹn của những chiếc răng khỏe mạnh xung quanh.
  • Thẩm mỹ cao: Mão răng sứ được thiết kế phù hợp với hình dáng và màu sắc của răng tự nhiên, mang lại một kết quả thẩm mỹ hoàn hảo.
  • Chức năng ăn nhai tốt: Implant giúp phục hồi khả năng ăn nhai gần như hoàn toàn như răng tự nhiên, cho phép bạn ăn uống thoải mái mà không lo gặp phải khó khăn.

Tuy nhiên, cấy ghép Implant yêu cầu bệnh nhân có đủ xương hàm khỏe mạnh để cấy ghép trụ. Nếu không có đủ xương, bác sĩ sẽ phải thực hiện các thủ thuật bổ sung như ghép xương hàm trước khi tiến hành cấy ghép.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng mất bằng cách tạo một chiếc cầu, trong đó hai mão răng sứ sẽ được gắn vào hai răng khỏe mạnh còn lại bên cạnh răng mất. Phương pháp này có một số ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm cần lưu ý:

  • Thẩm mỹ và chức năng ăn nhai: Cầu răng sứ có thể phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng một cách nhanh chóng, giúp bạn tự tin hơn khi cười và ăn uống.
  • Thời gian thực hiện nhanh: So với cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ mất ít thời gian hơn, chỉ cần vài buổi khám và điều trị tại nha khoa.
  • Không cần cấy ghép vào xương: Cầu răng sứ không yêu cầu cấy ghép vào xương hàm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Yêu cầu mài răng khỏe mạnh: Nhược điểm của cầu răng sứ là cần mài nhỏ các răng bên cạnh vị trí răng mất để làm trụ cầu. Điều này có thể gây tổn hại đến những răng còn lại nếu không được thực hiện đúng cách.

Cầu răng sứ thích hợp với những trường hợp mất răng không quá nghiêm trọng và yêu cầu tiết kiệm chi phí hoặc thời gian.

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là một lựa chọn phổ biến và tiết kiệm chi phí để thay thế răng mất, đặc biệt là trong các trường hợp mất nhiều răng. Phương pháp này sử dụng các răng giả được làm từ nhựa hoặc sứ, có thể tháo lắp dễ dàng và thay đổi khi cần thiết.

  • Chi phí thấp: Răng giả tháo lắp có chi phí thấp hơn nhiều so với cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ, giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
  • Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh: Người dùng có thể tháo răng giả ra để vệ sinh hoặc thay thế khi cần thiết.
  • Giải pháp cho nhiều răng mất: Đây là giải pháp phù hợp cho những trường hợp mất nhiều răng cùng lúc hoặc những người không đủ điều kiện để làm Implant.

Tuy nhiên, răng giả tháo lắp có thể không ổn định như các phương pháp khác. Việc tháo ra, lắp vào có thể gây cảm giác không thoải mái, và không đảm bảo khả năng ăn nhai hoàn toàn như răng tự nhiên. Ngoài ra, răng giả tháo lắp cần phải được chăm sóc cẩn thận để tránh hư hỏng và đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Hậu quả khi bị mất răng
Cấy ghép Implant lựa chọn hoàn hảo cho người mất răng

Xem thêm: Địa chỉ cấy ghép implant hàng đầu Thái Nguyên

Tùy vào tình trạng răng miệng, nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể chọn cho mình một hình thức thay thế răng mất phù hợp sớm nhất để hạn chế tối đa tác hại của việc mất răng mang lại.

Mất răng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng giao tiếp. Có rất nhiều yếu tố rủi ro dẫn tới nguy cơ mất răng. Vì thế, bạn cần thực hiện khám răng định kỳ, chăm sóc vệ sinh răng miệng đều đặn. Khi có các bệnh lý răng miệng cần sớm đến các trung tâm Nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ tại Nha khoa Bảo Ngọc, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0333.235.115 ngay hôm nay!

Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả.

👉 Dịch vụ hàng đầu:

  • Tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ.
  • Trồng răng Implant, dán sứ Veneer.
  • Răng sứ, răng giả, nha chu.
  • Răng trẻ em, nha khoa tổng quát
  • Khám và điều trị các vấn đề răng miệng chuyên sâu.

Tại sao chọn chúng tôi?

  • Bác sĩ tay nghề cao, tận tâm với từng bệnh nhân.
  • Chi phí hợp lý, minh bạch, không phát sinh.
  • Quy trình chuẩn y khoa, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.

📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.

📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc