Nghiên cứu nha khoa mới đây nhất đã chỉ ra rằng: khoảng 25% – 35% dân số đã từng hoặc đang gặp phải tình trạng há miệng xương hàm kêu. Đây là một triệu chứng nhiều người mắc phải và được nhiều người quan tâm. Tình trạng này gây ra sự lo lắng cho nhiều bệnh nhân, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và gây suy giảm sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của họ.
Trong bài viết này, Nha khoa Bảo Ngọc sẽ chia sẻ mọi thứ bạn cần biết về vấn đề há miệng xương hàm kêu: lý do tại sao nó xảy ra, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan cũng như các lựa chọn điều trị để giúp bạn giảm đau.
Xem thêm: Lệch khớp cắn thái dương do đâu? Xử trí như thế nào tốt nhất?
Há miệng xương hàm kêu là tình trạng gì?
Há miệng xương hàm kêu là tình trạng rối loạn thái dương hàm gây nên. Đây còn được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Trong đó, khớp thái dương hàm là một phần của bộ máy ăn nhai. Bộ máy này bao gồm: răng, các cơ nhai và phần khớp thái dương hàm. Ba phần này có mối liên hệ mặt thiết với nhau. Khi một trong ba mất ổn định sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động của bộ máy nhai. Từ đó, nhiều hậu quả sẽ xảy đến và điển hình là rối loạn chức năng hàm.
Rối loạn thái dương hàm có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề. Đôi khi nó sẽ xảy ra khi ta nhai quá nhiều kẹo cao su hoặc thường xuyên có những thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng, …. Những hành động tưởng chừng vô hại này có thể dẫn tới mòn khớp thái dương hàm. Từ đó, những tiếng kêu lác cách khi di chuyển hàm sẽ xuất hiện.
Xem thêm: Cách xử trí trật hàm thái dương tại nhà và trong cấp cứu
Tại sao há miệng xương hàm kêu khớp?
Bình thường lồi cầu, đĩa khớp nằm thẳng hàng với nhau, đĩa khớp có hình dạng lõm ở giữa và lồi cầu chịu lực lên phần lõm nhất của đĩa. Khi há miệng lồi cầu sẽ đi ra trước, khi ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu. Mỗi khi lồi cầu di chuyển thì đĩa khớp sẽ luôn đi theo. Và nếu ở trạng thái bình thường như vậy thì sẽ không có tiếng kêu của khớp.
Tuy nhiên khi bị trượt đĩa khớp có tái hồi. Nghĩa là lúc bình thường động tác ngậm miệng đĩa khớp không nằm ở trên lồi cầu, đến khi bạn há miệng ra lồi cầu đi ra trước sẽ bắt lại đĩa khớp và xuất hiện tiếng kêu. Ngược lại bạn ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu, đĩa khớp cũng vậy nên bị trật ra dẫn đến xuất hiện tiếng tiếp theo.
Về lý thuyết, lồi cầu chịu lực vào đĩa khớp là tốt nhất, tình huống đĩa trật ra trước lồi cầu sẽ nén vào phần mô mềm phía sau. Mô mềm này giàu mạch máu – thần kinh, cho nên có thể gây ra đau. Một số trường hợp tiến triển còn làm thủng luôn phần mô mềm dẫn đến tiếng kêu lạo xạo do 2 đầu xương tiếp xúc với nhau. Lâu dần tiêu đầu lồi cầu.
Tuy nhiên thực tế thì cơ thể thích nghi rất tốt. Theo nghiên cứu chỉ khoảng 7% trường hợp tiếng kêu khớp tiến triển nặng thêm, còn bình thường sẽ hình thành sự xơ hóa mô mềm sau đĩa, và bạn vẫn có thể thực hiện chức năng vĩnh viễn, an toàn. Nếu chịu khó đi bác sĩ thăm khám theo dõi thường xuyên sẽ không bị há miệng ra bị đau hàm.
Xem thêm: Tìm hiểu bệnh viêm khớp hàm với phương pháp điều trị như thế nào?
Khi há miệng xương hàm kêu có nguy hiểm không?
Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng viêm khớp thái dương hàm bạn thường gặp
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phát ra tiếng kêu khi há miệng xương hàm kêu không được xem là nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tiếng kêu phát ra từ miệng đi kèm với các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý.
Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Tiêu xương chỏm cầu lồi;
- Mòn bề mặt bên trên của khớp thái dương;
- Dính cầu lồi vào hõm;
- Thoái hóa ở khớp thái dương;
- Tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn (trong trường hợp viêm khớp thái dương).
Do đó, để đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp, bạn nên tìm đến sự tư vấn và chăm sóc y tế từ một chuyên gia như bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.
Theo các bác sĩ, nếu xương hàm kêu khi há miệng nhưng không gây ra đau nhức, không có dấu hiệu gia tăng về cường độ đau và chức năng của hàm không bị giới hạn thì người bệnh không cần điều trị. Những trường hợp này thường chỉ sau vài ngày hoặc chỉ cần bệnh nhân tập há miệng miệng đúng cách thì tiếng kêu sẽ biến mất, không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường ngày.
Xem thêm: Bệnh loạn năng thái dương hàm có chữa được không? Điều trị thế nào?
Khớp kêu khi há miệng có cần điều trị?
Dù tình trạng này thể hiện cơ thể đang có những thay đổi bất thường, thể nhưng đó thường không phải vấn đề quá đáng ngại. Trừ trường hợp hiện tượng kéo theo một số vấn đề khác như:
- Cảm thấy đau nhức hoặc mỏi ở cơ hàm.
- Các cơ nhai có cảm giác đau.
- Vùng trước tai và trong tai có cảm giác đau.
- Vùng thái dương, các cơ cổ, vai, gáy bị đau.
- Khi mở hoặc đóng hàm xuất hiện tiếng kêu lục cục.
- Đau nhức nửa đầu.
- Khớp hàm bị cứng gây khó khăn khi há miệng.
Xem thêm: Sái quai hàm là gì? Những điều bạn cần biết để tránh hậu quả
Xuất hiện tiếng kêu khi há miệng hoặc nhai.
Khi xuất hiện những triệu chứng này, sức khỏe rất có thể đang tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm cần được giải quyết. Người bệnh có thể đang mắc phải một trong những tình trạng:
- Chấn thương hàm như trật hoặc gãy khớp.
- Khớp bị viêm.
- Xương hàm bị nhiễm trùng do các vấn đề, điển hình là sâu răng và không được điều trị kịp thời.
- Hội chứng đau cơ. Điều này bắt nguồn từ việc căng cơ, mệt mỏi hoặc co thắt ở các cơ nhai.
- Răng bị lệch lạc do khớp cắn ngược, hở hoặc chéo.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Cơ thể xuất hiện khối u, cụ thể là u nguyên bào tủy. Đây là một khối u rất hiếm. Chúng có thể hình thành ở vị trí gần răng khôn hoặc răng hàm.
Xem thêm: Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh
Cách khắc phục khi gặp phải tình trạng há miệng xương hàm kêu khớp
Tình trạng há miệng có tiếng kêu khớp không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bạn. Dưới đây là những cách khắc phục hiệu quả khi gặp tình trạng này cho bạn tham khảo:
Điều trị tình trạng khớp kêu khi há miệng
Khi cảm thấy tiếng khớp kêu khi há miệng ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày, điển hình như đau nhức khớp hàm, khó mở miệng, khó khăn khi nhai thức ăn, bệnh nhân nên ngay lập tức tới nha khoa để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ phân tích, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn. Nhìn chung, có 2 cách điều trị tình trạng rối loạn thái dương hàm như sau:
- Biện pháp điều trị xâm lấn: Siêu âm khớp hàm, bơm rửa khớp hàm, phẫu thuật khớp hàm,…
- Phương pháp điều trị bảo tồn: Nha sĩ sẽ sử dụng các máng nhai hoặc các biện pháp vật lý trị liệu, chiếu hồng ngoại,… trực tiếp tác động vào khớp hàm để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được kê thêm một số loại thuốc để uống tại nhà.
Xem thêm: Phương pháp chỉnh khớp hàm khắc phục lệch tại Nha khoa Bảo Ngọc
Khi há miệng có tiếng kêu khớp nhưng không gây nhiều đau nhức
Trong trường hợp khớp kêu khi há miệng không gây đau nhức, khó chịu,… thì rất có thể đây không phải vấn đề lớn đe doạ sức khoẻ của bạn. Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:
- Chườm nóng/ lạnh.
- Ăn đồ ăn mềm, nếu bữa ăn có các món dai, cứng thì các món ăn đó cần được cắt nhỏ để tránh ảnh hưởng xấu tới khớp cắn.
- Sử dụng máng nhai bảo vệ răng vào ban đêm.
- Thay đổi những thói quen gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như cắn móng tay, nghiến răng, nhai kẹo cao su thường xuyên,…
- Tập các bài tập yoga và ngồi thiền để giúp giảm căng thẳng. Cùng với đó, sức khỏe của khớp cắn và toàn cơ thể sẽ thay đổi tích cực hơn rất nhiều.
Xem thêm: Cách chữa trật khớp hàm hiệu quả và lưu ý sau khi điều trị bệnh
Khi há miệng xương hàm kêu khớp và gây đau nhức
Khi bạn há miệng và cảm thấy tiếng kêu ở khớp cùng với đau nhức, đây rất có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử tại nhà để giảm các triệu chứng:
- Tập trung vào sử dụng khớp hàm đúng cách: Hãy ý thức đúng về việc bạn sử dụng khớp hàm như thế nào, tránh những hành động làm triệu chứng nặng hơn.
- Tập trung vào tư thế ngủ: Một tư thế ngủ đúng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp hàm.
- Massage nhẹ nhàng: Dùng tay massage quanh khu vực hàm từ 5 đến 10 phút sẽ giúp giảm đau rất hiệu quả.
- Bài tập giãn cơ hàm: Thực hiện các bài tập giãn cơ mặt có thể giúp giảm
Xem thêm: Bệnh lý khớp thái dương hàm có triệu chứng gì? Nguy hiểm không?
Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài và gây ra nhiều khó chịu, bạn nên đến bệnh viện nơi các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa là hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là một số tìm hiểu về tình trạng há miệng xương hàm kêu dành cho bạn tham khảo. Hãy quan sát triệu chứng và sớm quyết định đến thăm khám nha khoa nếu nhận thấy tình trạng trở nên nặng hơn. Tại Nha khoa Bảo Ngọc chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp điều trị bảo tồn và lựa chọn cách làm hiệu quả nhất.
Sau hơn 11 năm hoạt động, Bảo Ngọc luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm y tế chuyên nghiệp, nhanh chóng và tuyệt vời nhất. Hãy lưu lại bài viết này để có thể áp dụng khi cần thiết và liên hệ ngay với Nha khoa Bảo Ngọc qua hottline: 0333.235.115 nhé!
Có thể bạn quan tâm: Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc