Chấn thương vùng hàm mặt là một trong những loại chấn thương nguy hiểm, thường xảy ra tại vùng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, hỏa khí hoặc va chạm mạnh. Những chấn thương vùng hàm mặt này không chỉ gây ra cơn đau và khó chịu ngay lập tức mà còn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tính chất và mức độ tổn thương, chấn thương hàm mặt được phân loại thành nhiều dạng khác nhau. Mỗi loại yêu cầu những phương pháp điều trị và chăm sóc riêng biệt. Trong bài viết này, Nha khoa Bảo Ngọc cùng tìm hiểu sâu hơn về các loại chấn thương hàm mặt, mức độ nguy hiểm của chấn thương hậu quả gì.
Những đặc điểm vùng hàm mặt
- Vùng hàm mặt nằm gần với sọ não, mắt, họng, do đó chấn thương ở khu vực này thường đi kèm với chấn thương vùng hàm mặt ở các chuyên khoa khác.
- Cơ bám da mặt có một đầu bám vào xương và một đầu bám vào da, làm vết thương có khuynh hướng lan rộng và mép vết thương biến dạng, làm thay đổi các mốc giải phẫu.
- Vùng này có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng dày đặc với các hốc miệng, mũi, mắt và tai. Nhờ vậy, tỷ lệ biến chứng hoại thư sinh hơi thấp và vết thương vùng hàm mặt có thể được khâu đóng kín nếu xử lý kịp thời (trong vòng 6 giờ). Ngay cả với vết thương đến muộn nếu được làm sạch kỹ lưỡng.
- Nếu tuyến nước bọt hoặc ống dẫn bị đứt có thể gây ra tình trạng rò rỉ nước bọt kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Sẹo sau phẫu thuật ở vùng mặt thường dễ bị co kéo, dẫn đến thay đổi các mốc giải phẫu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Xương hàm trên là xương cố định, liên kết với khối xương sọ qua các khớp bất động. Nó có cấu trúc xốp và gần kề với các cấu trúc như xoang hàm, hốc mũi, hố mắt và niền sọ. Khi bị chấn thương vùng hàm mặt và gãy, thường gây chảy máu nhiều và di lệch các đoạn gãy do trọng lực và lực tác động.
- Xương hàm dưới là xương di động nhờ có khớp thái dương hàm và nhiều cơ đối kháng, nên khi bị gãy xương hàm dưới thường dễ bị di lệch nhiều hơn.
Những đặc điểm này tạo nên sự phức tạp trong việc chẩn đoán và điều trị những chấn thương vùng hàm mặt.
Chấn thương hàm mặt vùng phần mềm
Chấn thương hàm mặt bị đụng giập
- Do các vật đầu tù va đập, không rách da, chỉ có máu bầm tím dưới da. Loại tổn thương thường là tự khỏi, tuy nhiên để làm nhanh quá trình tan nát máu và phù nề ta có thể dùng các thuốc phụ như:
- A Chymotrypsin, Maxilase và các chế phẩm có steroid và không steroid. Trong trường hợp tụ máu do vỡ các động mạch máu nếu khối máu tụ do dần hoặc không tự tiêu được thì phải mổ máu tụ để lấy đi cục máu đông và cầm máu.
Xây xát gây chấn thương vùng hàm mặt
Thường là trượt da, da rớm máu. Nếu vết thương sạch thì rửa bằng nước oxy già, thuốc tím và bôi mỡ kháng sinh. Nếu vết thương xây xát có nhiều dị vật bám đặc biệt là dị vật có chất màu như than đá thì phải tẩy sạch và lấy bỏ dị vật dưới gây tê hoặc gây mê.
Chải sạch vết thương bằng bàn chải với xà phòng trung tính, dùng thìa nạo lấy bỏ dị vật, dùng bơm tiêm to xối sạch vào vết thương nhằm loại bỏ các dị vật nằm ở sâu. Vì nếu không lấy bỏ hết dị vật khi vết thương lànhsẽ để lại các mảnh và chấm sắc tố lan vào toàn bộ chiều dày của da, ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ.
Vết thương rách
Vết thương nông: rửa sạch bằng oxy già 5 thể tích hoặc thuốc tím 1/5000, lấy bỏ dị vật, dùng dao tách hai mép vết thương và khâu kín.
Vết thương thấu miệng: Tẩy rửa hốc miệng, lấy dị tật.
Khâu đóng kín niêm mạc trước, rửa sạch vết thương bằng oxy già, khâu đóng cơ rồi khâu đóng da.
Vết thương thiếu rỗng tổ chức
Mất rộng tổ chức má – môi thì thực hiện khâu viền mép vết thương bằng cách khâu cập niêm mạc với da.
Khuyết da rộng không kéo mép vết thương để khâu được, co kéo ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì phải sử dụng các vạt da quay tại chỗ có chân nuôi tạo hình chữ Z hoặc ghép da tự do.
Phân loại chấn thương hàm mặt trên lâm sàng
Chấn thương vùng hàm mặt gãy xương gò má – cung tiếp hợp
Xương gò má kết hợp với xương trán, xương hàm trên và xương thái dương, tạo nên sàn sọ và thành ngoài của ổ mắt. Khi gãy xương gò má, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như chảy máu mũi do vỡ xoang hàm, giảm hoặc mất cảm giác ở vùng da do dây thần kinh dưới ổ mắt chi phối, bao gồm vùng má, cánh mũi và răng trước. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm mí mắt sưng nề, bầm tím, vùng gò má bị lõm, và có thể cảm nhận được khuyết hoặc mất liên tục của xương gò má, khớp thái dương, hoặc bờ dưới ổ mắt.
Phân loại gãy xương gò má – cung tiếp hợp được chia theo phương pháp của Knight J.S và North J.F thành 6 loại cụ thể như sau:
- Gãy xương gò má ít di lệch.
- Gãy cung zygoma.
- Gãy xương gò má di lệch vào bên trong, xuống dưới nhưng không xoay trục.
- Gãy xương gò má di lệch xoay trong.
- Gãy xương gò má di lệch xoay ngoài.
- Gãy phức tạp.
Mỗi loại gãy xương này có những đặc điểm và yêu cầu điều trị riêng biệt, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Gãy xương hàm trên – chấn thương vùng hàm mặt
Xương hàm trên là xương cố định, bao gồm hai xương đối xứng nhau qua mặt phẳng dọc giữa, và được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu. Khi xương hàm trên bị gãy, bệnh nhân có thể trải qua một số triệu chứng như choáng nhẹ, khó khăn trong việc ăn nhai, cảm giác nuốt vướng, và biến dạng khuôn mặt. Ngoài ra, vùng mặt có thể bị bầm tím và sưng nề. Khi ấn từ gai mũi trước đến xương hàm trên, bệnh nhân thường cảm thấy đau chói.
- Phân loại gãy xương hàm trên bao gồm hai dạng chính:
- Gãy một phần: Chỉ một phần của xương hàm trên bị gãy.
- Gãy toàn bộ xương hàm: Gãy dọc, gãy ngang
Mỗi loại gãy xương hàm trên sẽ có những đặc điểm riêng và cần được điều trị thích hợp để đảm bảo phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Chấn thương vùng hàm mặt gãy xương hàm dưới
Xương hàm dưới là xương di động, nơi có răng cắm vào xương ổ răng. Xương này có cấu trúc mỏng dẹt, với các điểm yếu dễ gãy, trong khi phần xốp bên trong và phần đặc bên ngoài tạo nên tính chất riêng biệt. Xương hàm dưới được nuôi dưỡng chủ yếu bởi động mạch răng dưới, do đó thường ít chảy máu và quá trình liền xương diễn ra chậm.
Khi bị gãy xương hàm dưới, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng như:
- Sưng nề ở vùng cằm
- Bầm tím và tụ máu
- Có khả năng rách da môi hoặc cằm
- Cảm giác đau đớn, không thể nhai
- Biến dạng khuôn mặt, với cằm hơi lệch về phía gãy
Phân loại gãy xương hàm dưới bao gồm hai dạng chính:
- Gãy từng phần: Chỉ một phần của xương hàm dưới bị gãy.
- Gãy toàn bộ: Xảy ra khi toàn bộ xương hàm dưới bị gãy.
Mỗi loại gãy xương hàm dưới cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để đảm bảo phục hồi chức năng hàm và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Chấn thương hàm mặt vùng phần mềm
Chấn thương phần mềm ở vùng hàm mặt có thể xảy ra tại các vị trí như má, môi, lưỡi, với các tổn thương có độ nông sâu và độ dài vết thương khác nhau. Những chấn thương này thường gây chảy máu nhiều, nhưng nhờ vào sự phong phú của mạch máu và bạch huyết tại khu vực đầu mặt, quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, dây thần kinh mặt rất dễ bị tổn thương trong quá trình chấn thương hoặc trong phẫu thuật điều trị. Khi vết thương ở mặt liền lại, sẹo có thể bị co kéo, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của khuôn mặt. Độ nặng nhẹ và tiên lượng của chấn thương phần mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ chảy máu, mức độ phá hủy tổ chức, rối loạn chức năng, sự thiếu hụt tổ chức, sức đề kháng của cơ thể, và thời gian điều trị.
Phân loại chấn thương phần mềm gồm: Vết thương trầy xước, vết thương bầm dập, vết thương xây xát da, vết thương đâm thủng, vết thương bỏng, vết thương do chiến tranh và hỏa khí để lại.
Chấn thương vùng hàm mặt có nguy hiểm không?
Chấn thương vùng hàm mặt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Dưới đây là một số lý do tại sao chấn thương vùng hàm mặt cần được chú ý và xử lý kịp thời:
- Tổn thương cấu trúc xương: Chấn thương vùng hàm mặt có thể dẫn đến gãy xương hàm, xương hàm dưới hoặc xương mặt gây đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
- Tổn thương mô mềm: Các chấn thương hàm mặt có thể làm tổn thương các mô mềm như cơ, dây chằng và da, dẫn đến sưng tấy, bầm tím và khả năng nhiễm trùng.
- Vấn đề về khớp thái dương hàm: Chấn thương có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, gây ra tình trạng đau nhức, khó nhai và các vấn đề chức năng khác.
- Khó khăn trong cử động: Một số chấn thương có thể hạn chế khả năng cử động của hàm, gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như ăn, nói và cười.
- Biến chứng dài hạn: Nếu không được điều trị kịp thời, chấn thương vùng hàm mặt có thể dẫn đến các vấn đề dài hạn như lệch hàm, rối loạn khớp thái dương hàm và thậm chí là các vấn đề về thần kinh.
- Ảnh hưởng tâm lý: Chấn thương vùng hàm mặt có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây lo âu, tự ti và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Do đó, việc xử lý kịp thời và hiệu quả các chấn thương vùng hàm mặt là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Nếu bạn gặp phải chấn thương ở khu vực này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Tại Nha Khoa Bảo Ngọc, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng chuyên nghiệp và tận tâm. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0333.235.115 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời về chấn thương hàm mặt tốt nhất.