Gãy xương gò má là gì? Những triệu chứng lâm sàng xuất hiện 

Gãy xương gò má được đánh giá là những ca chấn thương phức tạp vừa có thể gây nguy hại đến tính mạng, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vậy điều trị gãy xương gò má bằng phương pháp nào để có thể giảm thiểu được những nguy cơ trên? Nhận biết đúng các triệu chứng và tổn thương liên quan là rất cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Trong bài viết này, Nha khoa Bảo Ngọc cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm, triệu chứng gãy xương gò má từ đó nâng cao nhận thức về tình trạng này và cách ứng phó khi gặp phải.

gãy xương gò má

Gãy xương gò má được hiểu là gì?

Xương gò má là một trong những xương chính cấu tạo nên tầng giữa của mặt, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình khuôn mặt. Xương này có cấu trúc dày và khỏe, bao gồm ba mặt, bốn bờ và ba góc, tiếp khớp với bốn xương khác: xương trán, xương thái dương, cánh lớn xương bướm và xương hàm trên thông qua bốn khớp: khớp trán gò má, khớp bướm gò má và khớp thái dương gò má.

Ngoài việc là điểm bám của một số cơ mặt như cơ nâng môi trên và cơ cắn, xương gò má còn góp phần tạo nên sàn và thành ngoài của ổ mắt. Do đó, mọi thay đổi về hình thể hoặc vị trí của xương gò má đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của mắt. Bên cạnh đó, xương gò má còn có mối liên hệ chặt chẽ với các dây thần kinh như dây thần kinh mặt và dây thần kinh hàm.

Gãy xương gò má là một chấn thương nguy hiểm ở vùng hàm mặt, xảy ra khi xương gò má bị va đập mạnh vào các vật cứng do tai nạn hoặc té ngã. Tình trạng này gây ra đau nhức, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, cũng như tác động đến chức năng của vùng hàm mặt và các bộ phận liên quan như tai, mắt và mũi.

gãy xương gò má

Những đặc điểm khi bị gãy xương gò má

Bệnh nhân bị gãy xương gò má thường có những đặc điểm sau:

  • Khuôn mặt khi bị gãy xương gò má sẽ bị sưng nề, đặc biệt là một bên với vùng gò má lõm xuống. Vùng dưới xương gò má và xung quanh mắt cũng có thể bị sưng và bầm tím.
    Bệnh nhân có thể gặp hiện tượng nhìn đôi (song thị) hoặc nhìn mờ, không rõ ràng.
  • Động tác há miệng sẽ bị hạn chế, kèm theo cảm giác đau nhức và khó chịu khi thực hiện.
  • Xuất hiện chảy máu mũi do tổn thương niêm mạc xoang sàng.
  • Tụ máu có thể xảy ra ở ngách lợi vùng răng hàm bên bị gãy.
  • Đuôi mắt có thể bị kéo dài, kèm theo kết mạc tụ máu.
  • Khi ấn vào khu vực bị tổn thương, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhói hoặc sờ thấy khuyết bậc thang.

Khi bị gãy xương gò má, yếu tố thẩm mỹ của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể để lại nhiều di chứng nặng nề bao gồm lõm mắt, lệch mi mắt ngoài, song thị, mất cảm giác ở vùng dây thần kinh dưới ổ mắt và viêm xoang hàm tái diễn. Những di chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

 Những triệu chứng lâm sàng khi gãy hàm gò má?

gãy xương gò má

 Triệu chứng nguyên phát khi bị gãy xương gò má

Sưng nề và thâm tím mi mắt khi bị gãy xương gò má

  • Đây là dấu hiệu phổ biến với mức độ thay đổi tùy thuộc vào cường độ chấn thương, thời gian chấn thương và cơ địa của bệnh nhân. Thông thường, sưng nề sẽ đạt mức tối đa vào ngày đầu tiên sau chấn thương và sau đó giảm dần. Nếu tình trạng sưng kéo dài, có thể liên quan đến chảy máu kéo dài hoặc nhiễm trùng.
  • Tuy nhiên, triệu chứng này ít có giá trị trong việc chẩn đoán chính xác. Nhiều trường hợp sưng nề và thâm tím mi mắt có thể rất nghiêm trọng, nhưng thực tế xương gãy lại di lệch không nhiều.

Bị biến dạng gò má 

  • Biến dạng gò má có thể xuất hiện dưới nhiều hình thái và mức độ khác nhau, bao gồm lép gò má, bẹt gò má, sa gò má, hoặc lõm và gồ cung gò má. Trong những ngày đầu sau chấn thương, biến dạng này thường bị che lấp bởi tình trạng sưng nề.
  • Biến dạng gò má và cung gò má chỉ xảy ra khi có gãy xương di lệch. Do đó, đây là dấu hiệu quan trọng để xác định tình trạng gãy xương gò má. Hình thái biến dạng của xương gò má và cung gò má cũng là cơ sở để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Như vậy, biến dạng của xương gò má và cung gò má là triệu chứng lâm sàng rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị gãy xương gò má.

Gián đoạn và đau nhói

  • Khi bác sĩ khám và sờ vào bề mặt hàm gò má, sẽ thấy xương gò má bị gián đoạn không còn liên tục. Khi ấn vào điểm mất liên tục của xương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói. Triệu chứng gián đoạn và cảm giác đau chói ở bờ dưới và bờ ngoài ổ mắt là những dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán gãy xương gò má. Trong những ngày đầu sau chấn thương, tình trạng sưng nề có thể gây khó khăn cho việc phát hiện các triệu chứng này.
  • Trong trường hợp gãy xương lâu ngày, cảm giác đau chói thường không còn xuất hiện. Ngoại trừ dấu hiệu gián đoạn ở bờ ổ mắt bao gồm các dấu hiệu như bậc thang hoặc lõm bờ xương khi sờ vào.
  • Ngoài bờ ổ mắt, dấu hiệu gián đoạn và đau chói cũng có thể xuất hiện ở vùng lồi củ xương hàm trên, đặc biệt khi đường gãy thứ hai đi thấp xuống phía lồi củ.

Triệu chứng thứ phát khi bị gãy xương gò má

Tụ máu kết mạc 

Tụ máu kết mạc trong khi bị gãy xương gò má cho thấy có tổn thương ở thành hốc mắt. Trong các trường hợp nặng, tụ máu có thể lan rộng, chiếm toàn bộ kết mạc và kèm theo phòi kết mạc. Dấu hiệu này chủ yếu chỉ ra tổn thương ở thành hốc mắt.

Tụ máu ngách lợi

Tụ máu ngách lợi thường biểu hiện dưới dạng mảng thâm tím ở vùng răng hàm bên bị gãy. Tương tự như dấu hiệu gián đoạn và cảm giác đau chói ở vùng lồi củ xương hàm trên, dấu hiệu này cũng ít có giá trị chẩn đoán.

Tình trạng bị song thị 

Song thị là tình trạng nhìn mờ nhòa khi bệnh nhân nhắm một mắt lại (gọi là song thị một mắt, thường do tổn thương nội nhãn như bong thủy tinh thể hoặc hyphema) hoặc khi nhìn bằng cả hai mắt (do lệch trục nhãn cầu, có thể do cơ vận nhãn hoặc do sự di lệch nhãn cầu, hoặc kết hợp cả hai yếu tố).

Tình trạng song thị xảy ra trong khoảng 10% đến 40% trường hợp gãy xương gò má. Nguyên nhân có thể bao gồm kẹt các cơ vào đường gãy, tổn thương cơ, tổn thương thần kinh vận nhãn, hoặc sự di lệch của nhãn cầu.

Di lệch nhãn cầu

Di lệch nhãn cầu có thể biểu hiện qua các hình ảnh như đuôi mắt ngoài xếch xuống, lồi mắt, lõm mắt hoặc thụt mắt. Tình trạng này có thể xảy ra do đứt dây chằng ngoài hoặc mất cân bằng thể tích trong hốc mắt cùng với các tổ chức bên trong hốc mắt.

Chảy máu mũi

Chảy máu mũi xảy ra trong hơn 50% trường hợp gãy xương gò má. Nguyên nhân gây chảy máu mũi có thể là do rách niêm mạc xoang, tổn thương động mạch hàm hoặc các nhánh bên của động mạch hàm.

Chảy máu mũi chủ yếu là do rách niêm mạc xoang hàm và thường ở mức độ trung bình. Ngược lại, chảy máu do tổn thương động mạch hàm hoặc nhánh bên của động mạch hàm sẽ có dấu hiệu chảy máu dữ dội ngay khi chấn thương xảy ra. Tổn thương này có thể dẫn đến hình thành giả phình mạch, gây ra chảy máu mũi tái phát nhiều lần. Vì vậy, khi bệnh nhân có triệu chứng chảy máu mũi tái phát nhiều lần, cần thực hiện chụp cản quang mạch máu để xác định tổn thương và có thể tiến hành thuyên tắc mạch để điều trị.

Dấu hiệu chảy máu mũi thường xuất hiện ngay tại thời điểm chấn thương. Trong những ngày sau đó, bệnh nhân thường mô tả triệu chứng khạc máu bầm kéo dài.

Tràn khí dưới da

Tràn khí dưới da xảy ra khi thành trước của xoang hàm bị vỡ, cho phép khí từ xoang hàm thoát ra vào mô dưới da. Tình trạng này thường được biểu hiện qua dấu hiệu sưng nề và có thể cảm nhận được tiếng lép bép khi sờ vào. Dấu hiệu tràn khí dưới da là hiếm gặp và ít có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị.

Gãy xương gò má gây tổn thương thần kinh

Tất cả các thần kinh ngoại vi liên quan đến ổ mắt và nhãn cầu, bao gồm thần kinh II, III, IV, V và VI, đều có thể bị tổn thương trong trường hợp gãy xương gò má.

Tổn thương thần kinh II: Có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực.

Tổn thương thần kinh III, IV, VI: Thường xảy ra trong hội chứng khe ổ mắt trên hoặc hội chứng đỉnh ổ mắt. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mất cảm giác vùng trán: Do tổn thương nhánh của thần kinh trên ròng rọc và thần kinh ổ mắt trên, thuộc nhánh của thần kinh V1.

  • Mất phản xạ giác mạc: Do tổn thương nhánh mũi mi, một nhánh của thần kinh V1.

  • Dãn đồng tử: Kết quả của tổn thương nhánh thần kinh III, khiến xung đối giao cảm dẫn truyền qua thần kinh III bị cản trở.

  • Mất phản xạ ánh sáng: Cũng do xung đối giao cảm dẫn truyền qua thần kinh III bị cản trở.
    Mất Vận Động Nhãn Cầu: Do tổn thương các thần kinh III, IV và VI.

  • Sụp mi: Xuất hiện do tổn thương thần kinh III.

Tổn thương thần kinh có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, trung bình đến nghiêm trọng với biểu hiện từ tê bì nhẹ cho đến mất cảm giác hoàn toàn.

Dấu hiệu thường gặp nhất trong gãy xương gò má là tình trạng tê ở các răng, từ răng cửa giữa đến răng cối nhỏ thứ hai, cùng với tê bì ở môi trên, má và cánh mũi bên bị tổn thương, do sự ảnh hưởng của thần kinh V2.

Bị sai khớp cắn

Trong một số trường hợp gãy xương gò má, khi đường gãy nằm thấp về phía xương ổ răng ở vùng răng cối. Có thể dẫn đến di lệch của phần xương ổ răng này, gây ra tình trạng sai khớp cắn. Biểu hiện của sai khớp cắn thường là dấu hiệu chạm sớm nhẹ ở vùng răng cối bên bị gãy, thường chỉ liên quan đến một hoặc hai răng.

Há miệng bị hạn chế

Há miệng trở nên hạn chế trong gãy xương gò má có thể do cản trở cơ học hoặc tổn thương các cơ cắn và cơ thái dương. Cản trở cơ học xảy ra khi cung gò má gãy theo kiểu nhát rìu, dẫn đến việc chèn vào mỏm vẹt trong trong quá trình há miệng. Những trường hợp há miệng hạn chế do cản trở cơ học thường sẽ được khắc phục sau khi phẫu thuật nắn chỉnh cung gò má.

Tuy nhiên, trong các trường hợp há miệng hạn chế do tổn thương các cơ cắn hoặc cơ thái dương. Bệnh nhân cần được hướng dẫn tập vận động hàm tích cực để phòng ngừa di chứng há miệng hạn chế sau chấn thương.

Bài viết trên Nha khoa Bảo Ngọc chia sẻ đến bạn đặc điểm và triệu chứng của gãy xương gò má. Nhận diện được là rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm giảm thiểu biến chứng và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Ngoài ra, sự theo dõi và chăm sóc sau điều trị cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải chấn thương vùng hàm mặt, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0333.235.115 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.