Trật khớp hàm là nguyên nhân gây rất nhiều đau đớn và phiền toái đối với sinh hoạt hàng ngày của những bệnh nhân mắc phải. Bệnh lý này không chỉ gây đau nhức và không dễ chịu cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp và thậm chí là giấc ngủ. Trong bài viết này cùng Nha khoa Bảo Ngọc sẽ tìm hiểu chuyên sâu về dấu hiệu và các cách chữa trật khớp hàm hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết khi bị sái quai hàm
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của người bị sái quai hàm mà bạn nên lưu ý để nhận biết sớm:
Đau nhức vùng tai và bị ù tai
Người bị trật khớp hàm thường trải qua những cơn đau ở khu vực hàm, sau đó cơn đau có thể lan ra vùng tai và đầu. Điều này dẫn đến cảm giác đau nhức ở tai trước và ù tai. Ngoài ra, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nghe hoặc nghe không rõ, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong tai.
Cứng cổ và quai hàm khi bị trật khớp hàm
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của sái quai hàm là cảm giác cứng ở cổ và quai hàm. Bệnh nhân có thể cảm thấy ê ẩm bên trong hàm, kèm theo cảm giác khó chịu khi xoay cổ, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi tỉnh dậy.
Nghe thấy tiếng khớp hàm kêu khi mở miệng
Người bị sái quai hàm có thể cảm thấy khó khăn khi mở miệng, thậm chí xuất hiện tiếng lục cục. Những âm thanh này phát sinh do các chấn động ở xương khớp khiến cơ và cấu trúc xung quanh hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Hãy chú ý đến những triệu chứng này để có thể nhận biết và có cách chữa trật khớp hàm kịp thời.
Cách chữa trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
Để điều trị trật khớp hàm, có nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng theo cách chữa trẹo quai hàm:
Cách chữa trật khớp hàm bằng chườm lạnh và thuốc giảm đau
Để giảm đau và sưng khớp hàm, bạn có thể chườm một túi đá vào vùng bị trật khớp. Thời gian chườm khoảng 20 phút và nên thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng đau và sưng giảm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu khi chữa trật khớp hàm
Trong các cách chữa trật khớp thì các biện pháp vật lý trị liệu như tập thể dục, massage và sử dụng đai cổ cũng có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và làm giảm triệu chứng của bệnh. Những phương pháp này thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
Trong những tuần đầu sau khi bị trật khớp hàm, bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm để tránh tác động đến khớp hàm, nhằm phòng ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh các thực phẩm cứng hoặc dai có thể gây áp lực lên khớp hàm. Đây là cách chữa trật khớp hàm theo thói quen tốt nhất cho khớp thái dương hàm.
Hạn chế khi mở miệng
Trong khoảng 6 tuần kể từ khi bị trật khớp hàm, cách chữa trật khớp hàm bạn nên hạn chế việc mở miệng quá rộng. Hãy cẩn thận khi ngáp hoặc cắn thức ăn, tránh nói to hoặc hát. Khi ngáp, hãy đặt nắm đấm dưới cằm để ngăn chặn việc mở miệng quá mức.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Trong trường hợp các cách chữa trật khớp hàm chưa thuyên giảm nếu cảm giác đau không thuyên giảm và tình trạng này tái phát liên tục. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc chảy máu, hãy đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời và đúng cách.
Phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng
Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần và các phương pháp điều trị trước đó không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để điều chỉnh vị trí của khớp hàm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể thắt chặt các dây chằng quanh khớp hàm để ổn định khớp. Đôi khi, việc cắt mỏm khớp có thể được chỉ định để khớp hàm được nối liền chính xác.
Một số lưu ý sau khi chữa trật khớp hàm
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề để ngăn chặn tái phát bệnh. Cách chữa trật khớp hàm sau phẫu thuật là hãy tiếp tục ăn các món ăn mềm, tránh há miệng quá lớn và không nói to. Bên cạnh đó, việc thực hiện các bài tập massage nhẹ nhàng cũng rất hữu ích để cải thiện sự linh hoạt và độ trơn tru của các khớp và cơ mặt.
Những biện pháp này không chỉ giúp bạn phục hồi nhanh chóng mà còn ngăn ngừa tình trạng tái phát trong tương lai. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình để duy trì một nụ cười khỏe mạnh.
Đối với người bị sái quai hàm, bác sĩ khuyên bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau trong quá trình điều trị:
- Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và nằm ở tư thế đúng để hỗ trợ quá trình hồi phục. Đồng thời, hạn chế nghiến răng để tránh gây thêm áp lực lên khớp hàm.
- Tránh các loại thức ăn dai và cứng; ưu tiên những thực phẩm mềm trong thực đơn hàng ngày để giảm áp lực lên quai hàm.
- Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng thường xuyên cho vùng xương bị ảnh hưởng, giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm đau.
- Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế lo âu và stress. Tránh làm việc nặng nhọc hoặc quá sức để không gây thêm căng thẳng cho cơ thể.
- Hạn chế tác động lực mạnh vào khu vực xương hàm, điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh cười quá lớn hoặc ngáp to, vì những hành động này có thể dẫn đến tình trạng sái quai hàm.
- Nếu bạn được chỉ định phẫu thuật để điều trị trật khớp hàm, hãy tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ và nhớ tái khám đúng lịch. Việc phẫu thuật có thể tác động đến khu vực xương hàm, nên quá trình chăm sóc sau điều trị rất quan trọng để đạt kết quả tốt. Đặc biệt, cần vệ sinh vết mổ cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Bài viết trên Nha khoa Bảo Ngọc chia sẻ đến bạn cách chữa trật khớp hàm và đây không phải là một căn bệnh hiếm gặp và quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc can thiệp đúng cách là rất cần thiết để khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Liên hệ với Nha khoa Bảo Ngọc qua 0333.235.115 để được tư vấn chi tiết và bắt đầu điều trị khớp thái dương hàm của bạn nhé!