Bé bị viêm tuyến nước bọt và những điều bạn cần biết để phòng ngừa

Bé bị viêm tuyến nước bọt là một căn bệnh khá lành tính và không gây truyền nhiễm. Bệnh có thể làm sưng đau ở vị trí quanh tai phía dưới hàm kèm những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, quấy khóc,… Vậy để biết nguyên nhân gây ra tình trạng viêm này ở trẻ là gì cũng như hướng xử lý, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Nha khoa Bảo Ngọc.

Bé bị viêm tuyến nước bọt

Nguyên nhân gây ra bé bị viêm tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt trong cơ thể bao gồm tuyến mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm. Trong đó trẻ hay mắc nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai.

Nguyên nhân tình trạng bé bị viêm tuyến nước bọt có nhiều, nhưng chủ yếu người ta thấy các nguyên nhân sau:

Viêm tuyến nước bọt ở trẻ do virus

Bao gồm các virus gây quai bị, CMV, HIV, cúm A, Adenovirus… Viêm tuyến nước bọt ở trẻ do vi khuẩn: Bao gồm tụ cầu, Phế cầu, Liên cầu, E. Coli, lao. Viêm tuyến nước bọt ở trẻ do các bệnh tự miễn: Do cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các cơ quan khác, trong đó có tuyến nước bọt.

Bé bị viêm tuyến nước bọt do tắc nghẽn

Tắc nghẽn ống dẫn tuyến nước bọt thường là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm vi khuẩn sau này. Có thể tắc do sỏi, đờm hoặc hiếm hơn là do các khối u.

Người ta chia nhiều giai đoạn viêm tuyến nước bọt ở trẻ, cụ thể:

  • Viêm tuyến nước bọt cấp tính: Bệnh thường kéo dài trong 1 – 2 tuần
  • Viêm tuyến nước bọt mãn tính: Bệnh viêm kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
  • Viêm tuyến nước bọt tái phát: Tái đi tái lại nhiều lần.

Bé bị viêm tuyến nước bọt

Dấu hiệu bé bị viêm tuyến nước bọt

Những triệu chứng bé bị viêm tuyến nước bọt thường xuất hiện khá sớm và rất dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh ở vùng tai hàm miệng khác. Tuy nhiên, người lớn có thể lưu ý đến những dấu hiệu điển hình dưới đây để có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Đó là:

  • Bị sưng ở vùng mang tai hoặc lan rộng phía dưới hai hàm bên: Tình trạng viêm có thể khiến cho vùng mang tai hoặc khu vực xung quanh bị sưng lên.
  • Giảm tiết nước bọt: Đây là triệu chứng gây ra do tình trạng viêm làm tắc nghẽn tuyến nước bọt. Lượng nước bọt tiết ra ít và đặc quánh hơn so với bình thường. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề về răng miệng cũng như tiêu hoá cho trẻ.
  • Sưng hạch ở góc hàm: Các loại vi khuẩn và virus gây ra viêm tuyến nước bọt có thể tấn công xa hơn, khiến cho vùng góc hàm hoặc đầu cổ bị sưng hạch.
  • Mất vị giác: Lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Đồng thời, gây ra tình trạng khó khăn khi mở miệng hoặc ăn uống.
  • Gây ra những triệu chứng nhiễm trùng toàn thân: Trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, có mủ trong miệng, mệt mỏi, ớn lạnh, chán ăn,…

Trẻ nào dễ mắc viêm tuyến nước bọt mang tai?

Viêm tuyến nước bọt xuất hiện ở trẻ nhỏ bất kỳ độ tuổi nào, ngay kể cả với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ thuộc một trong số các trường hợp sau sẽ dễ mắc phải căn bệnh này:

  • Trẻ em từ 12 tháng – 6 tuổi sức đề kháng yếu, dễ mắc virus.
  • Trẻ em chưa được tiêm phòng vắc-xin MMR.
  • Những bé gái bắt đầu độ tuổi dậy thì.
  • Những bé trai trong độ tuổi 1 – 16 tuổi.
  • Tiếp xúc gần với những trẻ đang bị mắc quai bị.
  • Trẻ em không vệ sinh răng miệng thường xuyên.
  • Trẻ em lười uống nước, bị mất nước.

Cách điều trị khi bé bị viêm tuyến nước bọt 

Bé bị viêm tuyến nước bọt

Để điều trị hiệu quả bé bị viêm tuyến nước bọt mang tai, cần phải dựa theo tình trạng nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, trẻ bị sốt cao, xuất hiện mủ kèm với tình trạng sưng đau ở mang tai hay vùng dưới hai bên hàm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau và kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, cần phải loại bỏ ngay dịch mủ trong các khối áp xe bằng cách chọc hút.

Cùng với các phương pháp trên, ba mẹ cần phải áp dụng những cách điều trị ở nhà sau cho trẻ để làm giảm nhanh những triệu chứng viêm và tăng cường khả năng hồi phục:

Rất ít trường hợp bị viêm tuyến nước bọt phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Trừ khi trẻ gặp phải tình trạng nhiễm trùng mạn tính hoặc bị tái phát quá nhiều lần. Nếu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ có thể phải cắt bỏ đi một phần hay thậm chí hoàn toàn tuyến nước bọt bị viêm.

  • Chườm nước ấm kết hợp mát xa ở vùng tuyến nước bọt bị viêm.
  • Kích thích tuyến nước bọt bằng cách cho trẻ ngậm những loại kẹo hoặc ăn hoa quả có vị chua.
  • Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để khử khuẩn.
  • Kích thích tuyến nước bọt bằng cách cho trẻ ngậm những loại kẹo hoặc ăn hoa quả có vị chua.
  • Chườm nước ấm kết hợp mát xa ở vùng tuyến nước bọt bị viêm.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để làm cho tuyến nước bọt được sạch sẽ, giảm sưng và kích thích tiết nước bọt.

Hy vọng với những thông tin của bài viết trên, ba mẹ đã biết thêm được nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em. Trong trường hợp cần tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thăm khám tình trạng này của trẻ, các bậc phụ huynh có thể đưa bé đến khám tại Bảo Ngọc. Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ tại đây sẽ chỉ định các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết và đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0333.235.115.