Tuyến nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiết nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong đó, tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm là ba tuyến nước bọt chính. Mặc dù sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi chỉ chiếm khoảng 2% các trường hợp sỏi tuyến nước bọt, nhưng khi hình thành, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước bọt và sức khỏe tổng thể.
Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Dây thần kinh số VII là gì? Chức năng quan trọng trong cơ thể
Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi là gì?
Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi là những viên sỏi nhỏ được hình thành bên trong tuyến nước bọt dưới lưỡi – một trong ba tuyến nước bọt chính trong khoang miệng. Những viên sỏi này thường được cấu tạo từ muối khoáng và cặn bã tích tụ lâu ngày, có thể cản trở dòng chảy của nước bọt ra khỏi tuyến.
Mặc dù sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi ít gặp hơn so với sỏi ở tuyến mang tai hay tuyến dưới hàm, nhưng chúng vẫn có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như đau, sưng, đặc biệt là khi ăn uống. Vị trí hình thành sỏi thường nằm trong ống tuyến – nơi dẫn nước bọt ra khoang miệng.
Sỏi tuyến dưới lưỡi thường có kích thước nhỏ hơn so với sỏi ở các tuyến nước bọt khác, có hình dạng đa dạng như tròn, bầu dục hoặc thon dài theo hình dáng của ống tuyến. Dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sỏi có thể gây viêm tuyến, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Xem thêm: Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và những điều bạn chưa biết
Triệu chứng sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi
Tuyến và ống tuyến dưới lưỡi nằm ở vị trí khá nông và dễ quan sát trong khoang miệng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể sờ thấy sỏi tại sàn miệng – đặc biệt là những viên sỏi nhỏ nằm gần lỗ đổ của ống tuyến. Những viên sỏi này đôi khi có thể tự đào thải ra ngoài nhờ vào hoạt động co bóp tự nhiên của tuyến nước bọt.
Một số dấu hiệu nhận biết rõ ràng sự hình thành của sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi bao gồm:
- Xuất hiện khối phồng ở vùng sàn miệng dưới lưỡi, với kích thước thay đổi tùy theo mức độ phát triển của sỏi.
- Cảm nhận được khối cứng khi ấn vào khu vực dưới lưỡi – thường có hình dạng tròn hoặc bầu dục.
- Quan sát thấy khối sỏi có màu vàng hoặc trắng đục nằm ngay dưới lớp niêm mạc sàn miệng.
- Cảm giác đau nhức ở mặt hoặc vùng khoang miệng, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi tuyến hoạt động mạnh.
- Vị giác có thể thay đổi, do dòng chảy nước bọt bị cản trở.
- Sưng ở cổ, dưới lưỡi hoặc một bên mặt, đặc biệt là khi sỏi gây tắc ống tuyến và dẫn đến viêm.
Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo cần được kiểm tra và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi
Nguyên nhân gây ra sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi là do sự tích tụ khoáng chất trong các ống dẫn lưu tuyến nước bọt. Lâu ngày, các khoáng chất này sẽ vón vào nhau tạo thành khối chặt cứng như viên sỏi gây tắc ống dẫn nước bọt. (1)
Ngoài ra, các nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi còn bao gồm:
Dùng nhiều loại thuốc
Người lớn tuổi sử dụng nhiều loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ là khô miệng.
Nhiễm trùng
Khi nước bọt đọng lại phía sau một vật cản trong ống dẫn, tuyến này có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng các hạch bạch huyết do đau họng hoặc cảm lạnh cũng có thể gây nhiễm trùng thứ cấp ở tuyến nước bọt.
Các rối loạn khác
Các bệnh như HIV-AIDS, rối loạn tự miễn dịch như bệnh Sjögren và viêm khớp dạng thấp có thể làm cho tuyến nước bọt bị viêm, đau. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm mở rộng các tuyến nước bọt. Những người sử dụng rượu bia có thể bị sưng tuyến nước bọt, nhưng thường ở cả hai bên mặt.
Xem thêm: Sưng mang tai nhưng không sốt là bị sao? Cách phòng ngừa tốt nhất
Các phương pháp chẩn đoán
Để có hướng can thiệp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần được xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Một số kỹ thuật tiên tiến có thể được chỉ định bao gồm:
- Siêu âm là phương pháp chẩn đoán đơn giản nhất, xác định sỏi tuyến nước bọt với độ nhạy và đặc hiệu cao.
- Chụp sialography có tiêm thuốc cản quang giúp khảo sát tình trạng ống tuyến, loại trừ tắc nghẽn ống tuyến do u hoặc sỏi.
- Chụp CT, MRI là kỹ thuật chẩn đoán sỏi tuyến nước bọt cho hình ảnh rõ nét, chi tiết. Kết quả hình ảnh cũng hỗ trợ việc đánh giá mô mềm ống tuyến hoặc quanh tuyến, qua đó phát hiện bệnh lý đi kèm.
Điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi
Điều trị sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi thông thường sẽ được bắt đầu bằng các biện pháp bảo tồn. Áp dụng một số cách như xoa bóp tuyến nước bọt, dùng thuốc chống viêm không steroid, sialogues, sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu viêm nhiễm.
Việc xử lý sỏi ở ống tuyến ngắn, tuyến nước bọt có phần dễ dàng hơn sỏi tuyến dưới dám và tuyến mang tai. Dựa vào vị trí hình thành sỏi, bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ can thiệp phù hợp.
Xem thêm: Viêm dây thần kinh số 5 có biểu hiện gì? Chẩn đoán bệnh chính xác
Thủ thuật xâm lấn tối thiểu
Các thủ thuật xâm lấn thường được chỉ định với các viên sỏi kích thước nhỏ, trung bình, phổ biến sỏi ống tuyến. Bác sĩ ứng dụng kỹ thuật nội soi ống tuyến để loại bỏ sỏi, bảo tồn tuyến nước bọt, hạn chế tối đa các di chứng do cắt bỏ.
Với sỏi có kích thước trung bình, lớn, nằm ở tuyến mang tai, bác sĩ có thể sử dụng tia laser tán sỏi. Quá trình này giúp việc loại bỏ sỏi tuyến nước bọt trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng với trường hợp sỏi tuyến nước bọt không thể điều trị dứt điểm bằng thủ thuật. Bệnh nhân cần có hướng xâm lấn sâu hơn để loại bỏ các viên sỏi.
Xem thêm: Viêm tuyến nước bọt dưới hàm do đâu? Triệu chứng của bệnh như thế nào?
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật
Với người bệnh được chỉ định cắt bỏ tuyến nước bọt, cần chú ý tuyệt đối đến khâu chăm sóc hậu phẫu. Đồng thời để giảm thiểu các vấn đề không mong muốn sau cắt bỏ như sâu răng, nhiễm trùng, cần lưu ý:
- Uống nước ấm đều đặn mỗi ngày, trung bình 2 lít/ngày.
- Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng đều đặn trước và sau bữa ăn, đánh răng đều đặn sáng và tối.
- Nhai kỹ nuốt chậm thức ăn, nên ăn từng miếng nhỏ.
- Kích thích tuyến nước bọt hoạt động bằng cách ngậm kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su.
- Không súc miệng với nước chứa thành phấn hóa chất nguy hại cho sức khỏe.
- Kiêng các loại đồ uống chứa cồn, giàu tính axit và nicotin như thuốc lá.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng không kê đơn, tăng cường độ ẩm cho khoang miệng.
Xem thêm: Viêm tuyến nước bọt ở trẻ em và cha mẹ cần biết để phòng tránh
Các biến chứng của sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi
Mặc dù sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi thường có kích thước nhỏ và ít gặp hơn so với các loại sỏi tuyến khác, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tuyến nước bọt và sức khỏe người bệnh.
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:
- Viêm tuyến nước bọt cấp tính hoặc mạn tính: Sỏi gây tắc nghẽn dòng chảy nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong ống tuyến. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm cấp tính với triệu chứng sưng đau, đỏ, nóng vùng dưới lưỡi hoặc mặt. Nếu kéo dài, viêm có thể chuyển sang mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tắc nghẽn và nhiễm trùng: Khi viên sỏi chặn hoàn toàn hoặc một phần ống dẫn nước bọt, nước bọt không thể lưu thông bình thường. Việc này không chỉ gây sưng đau mà còn khiến vi khuẩn và các mảnh vụn không được đào thải, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ.
- Xơ hóa và teo tuyến nước bọt: Trong các trường hợp tắc nghẽn kéo dài, mô tuyến nước bọt có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Việc dòng nước bọt bị chặn lâu ngày sẽ gây viêm dai dẳng, làm hoại tử tế bào tuyến, từ đó dẫn đến xơ hóa và teo tuyến – một tình trạng không thể phục hồi.
Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ chức năng bài tiết tự nhiên của tuyến nước bọt.
Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt và cách phòng ngừa tốt nhất
Cách phòng ngừa sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi
Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt, nên không có biện pháp phòng ngừa cụ thể. Để ngăn bệnh tình khởi phát hoặc chuyển biến nặng, bệnh nhân cần tập trung chăm sóc sức khỏe khong miệng.
Một số hướng dẫn được khuyến nghị thực hiện bao gồm:
- Vệ sinh răng đều đặn hàng ngày.
- Nói không với khói thuốc lá.
- Tránh sử dụng rượu bia, nước ngọt hoặc các chất kích thích.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, không lạm dụng thực phẩm giàu canxi.
- Uống nước ấm để giữ ẩm cho vòm miệng, giữ ấm cổ họng.
- Tầm soát sức khỏe Tai – Mũi – Họng.
Việc điều trị loại bỏ sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi không khó khăn và phức tạp, tuy nhiên dễ bị tâm lý chủ quan nên thường bỏ qua dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi có những triệu chứng bất thường ở các vị trí hai bên tai, dưới hàm hoặc sàn miệng, hãy sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Có thắc mắc gì xin vui lòng gọi về hotline 0333.235.115 của nha khoa Bảo Ngọc để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm:Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc