Bệnh viêm lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy viêm nướu răng có dấu hiệu như thế nào và có cách chữa trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết cùng Nha khoa Bảo Ngọc qua bài viết sau đây để có giải pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu nhé.
Xem thêm: Nguyên nhân và những dấu hiệu bị viêm lợi răng lung lay rõ nhất
Bệnh viêm lợi là gì?
Viêm lợi là tình trạng mảng bám có chứa vi khuẩn, tích tụ trên răng, gây viêm mô lợi. Khi mảng bám tồn tại trên răng quá lâu, hình ảnh viêm lợi dễ nhận thấy như lợi bị kích ứng, viêm, đỏ, sưng tấy, chảy máu và tiết dịch. Hơn nữa, vi khuẩn mảng bám còn làm men răng suy yếu. Vì vậy, người bệnh không chỉ cần đánh răng thường xuyên mà còn phải đảm bảo thực hiện đúng cách như đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ để bảo vệ răng và lợi của mình.
Xem thêm: Viêm lợi gây hôi miệng do đâu và giải pháp khắc phục hiệu quả
Viêm lợi rất phổ biến, ít gây đau ở giai đoạn đầu nên người bệnh không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị kịp thời viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu và gây mất răng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lợi
- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ càng đậm vì viêm càng nghiêm trọng.
- Chảy máu lợi: Phần lợi bị chảy máu khi đánh răng, xỉa răng bằng tăm hoặc dùng tay chạm nhẹ vào.
- Lợi sưng đỏ, phì đại là tình trạng viêm lợi nặng.
- Xuất hiện nhiều mảng bám cao răng ở các vị trí lợi sưng đỏ.
- Viêm lợi khiến lợi tụt xuống khỏi chân răng, tổ chức chân răng lỏng.
- Lợi bị sưng tấy bệnh nhân thấy phần lợi bị sưng phồng, gây đau nhức, khó chịu khi ăn uống.
- Răng dễ tê, buốt và nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Đau răng khi nhai thức ăn.
- Miệng có mùi hôi khó chịu do viêm cùng với cao răng.
- Dễ chảy máu tự nhiên khi ăn uống hay đánh răng.
Xem thêm: Bỏ túi biện pháp chẩn đoán và điều trị nha chu tốt nhất hiện nay
Nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh viêm lợi
Xem thêm: Viêm nha chu mãn tính là gì? Dấu hiệu bệnh và chữa khỏi được không?
Nguyên nhân gây viêm lợi thường gặp nhất là do thói quen vệ sinh răng miệng kém dẫn tới các mảng bám hình thành và tích tụ thành cao răng. Cao răng càng nhiều thì càng kích thích mô nướu, từ đó gây viêm nhiễm, sưng và chảy máu.
Theo đó, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm lợi răng nhất. Vì các bé thường ăn đồ ngọt, bánh kẹo nhưng không chủ động thường xuyên vệ sinh răng miệng. Ngoài ra các thói quen cắn móng tay, hoặc do quá trình mọc răng cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi.
Ngoài ra, các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây bệnh có thể là:
- Sử dụng thuốc lá hút thuốc là một trong những yếu tố hàng đầu gây viêm lợi. Thuốc lá làm giảm độ ẩm trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh răng miệng sai cách việc không đánh răng đúng cách hoặc không sử dụng chỉ nha khoa đều đặn làm tăng khả năng tích tụ mảng bám trên răng và nướu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh ăn uống thường xuyên không bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe răng miệng hoặc tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi.
- Di truyền từ người thân trong gia đình.
- Răng mọc lệch răng mọc lộn xộn, không đúng vị trí, đã từng giải phẫu nướu, răng sẽ dễ tích tụ mảng bám.
- Sử dụng một số loại thuốc như Phenytoin, cyclosporine, nifedipine gây tăng sinh mô lợi.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng (như thiếu vitamin C).
- Mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh bạch cầu, bệnh nhân ung thư,…
Viêm lợi có nguy hiểm không?
Viêm lợi sưng má gây đau buốt, khó chịu khi ăn uống. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ tiến triển nặng hơn thành bệnh viêm quanh răng, thậm chí là gây áp xe răng, tụt lợi dẫn đến mất răng.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, việc chữa viêm nướu cho bé là rất quan trọng. Bởi nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, viêm nướu sẽ trở thành bệnh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Phương pháp điều trị bệnh viêm lợi
Viêm lợi điều trị bằng cách loại bỏ hết mảng bám khỏi răng lợi. Người bệnh không cần quá lo lắng, viêm lợi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị viêm lợi gồm:
Cạo vôi răng và làm sạch gốc răng
- Nha sĩ sẽ loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và cao răng khỏi bề mặt răng và bên dưới lợi. Ngoài ra, nha sĩ sẽ loại bỏ vi khuẩn gây viêm bằng cách dùng tia laser làm sạch bề mặt chân răng, ngăn cao răng và vi khuẩn tích tụ.
Xem thêm: Túi nha chu là gì? Những điều cần biết để bảo vệ răng nướu của bạn
Mẹo chữa viêm lợi bằng mật ong
- Với khả năng kháng khuẩn, mật ong có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm khi điều trị viêm lợi, đồng thời cũng hỗ trợ phục hồi lợi hiệu quả. Nước súc miệng kháng khuẩn: Dùng nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm lợi.
- Thuốc trị viêm lợi: Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng một số loại thuốc điều trị viêm lợi như thuốc giảm đau Acetaminophen, Ibuprofen,… để giảm đau và kháng viêm.
- Chỉnh sửa răng: Răng mọc lệch, mão răng, miếng trám răng, cầu răng nhô ra hoặc không vừa khít có thể khiến lợi kích ứng và vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng khó loại bỏ mảng bám. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉnh sửa các phục hồi không phù hợp để giảm gây bệnh viêm lợi.
Sử dụng lá trầu không
- Thăm khám với bác sĩ và sử dụng thuốc trị viêm lợi.
- Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách.
Xem thêm: Phẫu thuật nha chu bằng phương pháp nào? Khi nào cần phải thực hiện
Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả
Xem thêm: Viêm nướu và bệnh nha chu phân biệt thế nào? Các giai đoạn phát triển
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, nếu cần thiết thì 3 ngày/ lần (đặc biệt là sau các bữa ăn).
- Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương lợi và thay bàn chải định kỳ mỗi 3-4 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ cứng.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng hằng ngày.
- Dùng nước súc miệng diệt khuẩn có thể giúp giảm vi khuẩn và mảng bám trong miệng.
- Khám răng định kỳ từ 4 – 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
- Không hút thuốc lá để cải thiện sức khỏe nướu và răng.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, và thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Với những trường hợp bệnh viêm lợi nhẹ, hầu hết sẽ cải thiện và khỏi hẳn khi áp dụng những cách điều trị tại nhà trên. Tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể tái phát nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách, do vậy nếu bệnh kéo dài hoặc viêm lợi nghiêm trọng hãy đến cơ sở nha khoa để được khám và điều trị.
Nha sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng một số loại nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch, loại bỏ mảng bám và từ đó giảm viêm lợi. Nếu viêm lợi nghiêm trọng hơn, có thể phải dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo hướng dẫn của nha sĩ.
Viêm lợi không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường xảy ra và gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của người bệnh. Do vậy, hãy chú ý đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa viêm lợi.
Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ với Nha khoa Bảo Ngọc qua hotline 0333.235.115 để nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ và hiểu rõ hơn về tình trạng răng miệng của mình, quý khách cũng có thể liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm tại đây.
Có thể bạn quan tâm:Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc