Răng khôn là gì – những điều cần biết về răng khôn?

Răng khôn là gì – những điều cần biết về răng khôn?

Răng khôn khi nhắc đến có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi những cơn đau âm ỉ, nhức, buốt kéo dài dai dẳng. Việc xử lý chiếc răng khôn cần một bác sĩ có kinh nghiệm, khéo léo và trang thiết bị cũng như phòng ốc đảm bảo vô trùng. Vậy hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc đi tìm hiểu về những chiếc răng khôn mà gây nhiều phiền toái cho chúng ta như nào nhé!

Răng khôn là gì - những điều cần biết về răng khôn?
Răng khôn mọc bất thường gây đau nhức

Xem thêm: Sâu răng không đau có cần đi trám răng không?

Dấu hiệu nhận biết răng khôn ghé thăm

  • Đau nhức: Những cơn đau kéo dài liên tục gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nó gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống hay sinh hoạt, làm ảnh hưởng rất lớn đến bữa ăn giấc ngủ, sức khoẻ hay những sinh hoạt, công việc hàng ngày.
  • Lợi bị sưng: Răng khôn sẽ làm lợi đỏ và sưng to hơn bình thường. Nguyên nhân do răng đang mắc kẹt ở dưới đang tìm cách nhú lên sẽ làm phần lợi và mô mềm xung quanh răng sưng phồng lên.
  • Sốt nhẹ: Ở nhiều trường hợp khi răng khôn mọc sẽ gây tình trạng người sốt mệt kéo dài, các cơ miệng hoạt động khó khăn hơn
  • Sâu răng: Răng khôn là răng mọc trong cùng của hàm răng nên việc vệ sinh gây khó khăn vì thế vi khuẩn dễ tích tụ lâu ngày dễ gây sâu răng.
  • Viêm lợi: Việc mắc thức ăn ở răng khôn gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng xung quanh lợi, dẫn đến sưng, đau, gây sốt hoặc hôi miệng.
  • Huỷ hoại xương và hàm răng: Tình trạng răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh khiến răng đó bị xô nghiêng, tiêu huỷ, lung lay và cuối cùng phải nhổ bỏ. Triệu chứng là người bệnh thường bị những cơn đau âm ỉ kéo dài ở khu vực răng đó.

Trong mốt số trường hợp còn gây nhiễm trùng lây sang các khu vực khác như má, mang tai, cổ… rất nguy hiểm.

Răng khôn là gì - những điều cần biết về răng khôn?
Răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7

Xem thêm: Cơ sở vật chất nha khoa Bảo Ngọc hàng đầu tại Thái Nguyên

Răng khôn có tác dụng gì?

Răng khôn thường mọc ở tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Là răng nằm trong cùng của cung hàm và có tên gọi khác là răng số 8. Vậy răng này có chức năng gì?

Răng khôn thật ra không có vai trò gì trên cung hàm nhưng khi mọc xiên, mọc lệch hay mọc ngầm, mọc không đúng vị trí lại gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người.

Trường hợp nào cần nhổ răng khôn?

Trường hợp những chiếc răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng gì thì có thể không cần phải nhổ, tuy nhiên cần thăm khám định kì để kịp thời xử lý nếu cần.

Trường hợp răng khôn gây đau, bất tiện thì nhổ răng khôn là lựa chọn tối ưu nhất:

Răng khôn là gì - những điều cần biết về răng khôn?
Răng khôn mọc lệch

Xem thêm: 7 Biến chứng nhổ răng khôn bạn cần biết để tránh

  • Răng khôn mọc lệch gây các biến chứng đau, nhiễm trùng, gây u nang và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
  • Răng khôn có các khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh sẽ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh sau một thời gian cần nhổ tránh biến chứng
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường cũng gây nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu dài dễ gây sau răng và viêm nha chu
  • Răng khôn bị sâu hoặc có bệnh nha chu
  • Răng khôn được chỉ định nhổ khi thực hiện chỉnh nha, làm răng giả hoặc các bệnh khác.

Thời điểm phù hợp để nhổ răng khôn?

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng này đã hình thành được 2/3. Nếu để càng nhiều tuổi thì nhổ sẽ khó khăn hơn vì xương đã cứng và đặc hơn. Mặt khác, một số yếu tố toàn thân và tại chỗ không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Với người cao tuổi, quá trình lành thương , hậu phẫu kéo dài không thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

Răng khôn là gì - những điều cần biết về răng khôn?
Răng khôn bị lợi trùm

Xem thêm: Răng khôn mọc lệch có nguy hiểm không?

Chăm sóc sau nhổ răng khôn như nào?

Sau nhổ bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, vệ sinh, ăn nhai cũng như có thuốc về sử dụng cụ thể. Là vết thương trong khoang miệng nên việc tuân thủ đúng như hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục, lành thương.

Ăn cháo hoặc những thức ăn mềm trong 1 hoặc 2 ngày đầu để không ảnh hưởng đến vị trí bạn vừa mới nhổ răng.

Nếu đau bạn có thể dùng túi chườm đá lên má hoặc dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nếu đau quá phải liên hệ lại với bác sĩ chuyên khoa.

Súc miệng bằng nước muối sau mỗi lần ăn liên tục trong vòng 1 tuần. Bạn vẫn đánh răng bình thường nhưng lưu ý tránh đánh vào chỗ vừa nhổ răng.

Không nên nhổ nước bọt vì sẽ làm bật cục máu đông, khiến máu chảy trở lại.

Không hút thuốc lá sau khi nhổ răng vì sẽ làm chậm quá trình lành thương và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc nhiễm trùng.

Ngoài dịch vụ về răng, Hệ thống y tế Bảo Ngọc còn cung cấp thêm các Dịch vụ y tế khác như:

·         Điều trị Trĩ bằng phương pháp RFA 

·         Điều trị Trĩ bằng phương pháp TRISMART

·         Điều trị Bệnh Nam khoa

·         Điều trị Bệnh Phụ khoa

Để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ tại Bệnh viện Bảo Ngọc, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số

Hotline 0982.874.352 hoặc 0963.310.115 ngay hôm nay!

—————
NHA KHOA BẢO NGỌC
– CS1: 410 Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Hotline 0982.874.352
– CS2: Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ – Thái Nguyên
Hotline 0862.050.115
– CS3: Xóm Đồng Đình, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên
Hotline: 0338.333.115
– CS4: Ngõ 23, tổ Xuân Miếu 1, Phường Cải Đan, Tp Sông Công, Thái Nguyên
 Hotline 0865.310.666