Niềng răng và bệnh lý nha chu: Mối liên hệ đến sức khỏe răng miệng

Niềng răng là một trong những giải pháp chỉnh nha tối ưu hiện nay, giúp khắc phục hiệu quả hàm răng thưa, hô, lệch lạc, đem lại nụ cười rạng rỡ và khoẻ khoắn. Tuy nhiên, nếu răng vừa hô vừa bị tụt lợi liệu có niềng răng được không? Cùng tìm hiểu ngay đáp án giữa niềng răng và bệnh lý nha chu trong bài viết dưới đây với Nha khoa Bảo Ngọc nhé!

Niềng răng và bệnh lý nha chu

Xem thêm: Niềng răng công nghệ mới tối ưu hiệu quả tại Nha khoa Bảo Ngọc

Bị bệnh răng miệng có niềng răng được không?

Được, nhưng không nên. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết. Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các dụng cụ chuyên biệt như mắc cài kim loại, mắc cài pha lê, mắc cài sứ, khay niềng hoặc niềng răng trong suốt để tạo ra lực kéo. Từ đó, giúp cho hàm răng đều và đẹp tự nhiên nhất.

Niềng răng và bệnh lý nha chu

Xem thêm: 5 Yếu tố để trả lời câu hỏi niềng răng mất thời gian bao lâu

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc bệnh sâu răng, quá trình niềng răng có thể bị gián đoạn và gặp một số khó khăn nhất định. Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng và tư vấn cụ thể về quá trình niềng. Nếu có tình trạng sâu răng nặng, cần điều trị trước bằng cách trám răng hoặc chữa sâu răng. Sau khi hoàn tất điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra lại và đề xuất các phương pháp niềng răng phù hợp.

Dấu hiệu răng miệng xuất hiện bệnh nha chu 

Niềng răng và bệnh lý nha chu

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu bằng phương pháp nào hiệu quả?

Bệnh nha chu (tiếng anh là Periodontal disease) là bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào mô nâng đỡ răng. Khi bị viêm mô nướu, vi khuẩn sẽ tấn công và hình thành túi nha chu, dẫn đến tình trạng tụt nướu và làm lộ chân răng ngày càng nhiều. Nếu tình trạng viêm nhiễm ngày một lan rộng và trở nên trầm trọng, xương và mô nướu sẽ chịu tổn thương, răng dễ bị gãy và thậm chí mất vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh sâu răng tương đối phổ biến, chủ yếu gặp ở người trung niên và người già. Đây cũng là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng rụng răng ở người lớn.  Do bệnh phát triển rất âm thầm, cho nên nó dễ bị bỏ qua và chỉ được chẩn đoán khi đã trở nên trầm trọng.

  • Nướu bị sưng, đỏ hoặc phình to.
  • Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc tím.
  •  Khi chạm vào, nướu có cảm giác mềm.
  • Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng.
  • Sau khi sử dụng bàn chải, bàn chải thường có màu hồng.
  • Có thể khạc ra máu khi đánh răng hoặc xỉa răng.
  • Hơi thở có mùi hôi dai dẳng.
  • Xuất hiện mủ giữa răng và nướu.
  • Răng có dấu hiệu lung lay hoặc mất răng.
  • Đau khi nhai.
  • Xuất hiện khoảng trống mới giữa các răng, giống như hình tam giác màu đen.
  • Tụt nướu.
  • Thay đổi khoảng cách giữa các răng.

Bệnh lý nha chu có niềng răng được không?

Quyết định niềng răng khi đang bị viêm nha chu sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Viêm nha chu là tình trạng viêm nghiêm trọng xảy ra ở mô nướu và các cấu trúc hỗ trợ răng. Nhiều người thường thắc mắc liệu họ có thể thực hiện niềng răng trong trường hợp này hay không. Dưới đây là những điểm cần lưu ý về mối liên hệ giữa niềng răng và bệnh lý nha chu:

Tình trạng bị viêm nha chu nặng 

Nếu viêm nha chu ở mức độ nặng, việc niềng răng thường không được khuyến khích cho đến khi tình trạng viêm được điều trị dứt điểm. Việc niềng răng trong khi nướu đang viêm có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mô mềm và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Điều trị bệnh lý nha chu trước khi niềng 

Giữa niềng răng và bệnh nha chu thì trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha, người bệnh cần phải điều trị viêm nha chu. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành làm sạch sâu và điều trị tình trạng nướu để đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định. Chỉ khi tình trạng viêm được kiểm soát, niềng răng mới có thể được thực hiện.

Những trường hợp có thể niềng răng 

  • Viêm nha chu ở mức độ rất nhẹ, chỉ mới xuất hiện triệu chứng sưng đau nướu mà chưa gây tổn hại đến các mô xung quanh răng.
  • Viêm nha chu đã tiến triển nhưng đã được bác sĩ kiểm soát và điều trị kịp thời, dứt điểm.

Các trường hợp không nên niềng răng

  • Bệnh nha chu tiến triển nhưng chưa được kiểm soát, điều trị triệt để.
  • Bệnh lý nha chu gây tiêu xương hàm, răng lung lay và có nguy cơ gãy rụng cao.
  • Bệnh viêm nha chu đã bị mất khá nhiều răng.
  • Bị viêm nha chu kèm theo các bệnh lý toàn thân khác như rối loạn đông máu, tiểu đường, ung thư,…

Mối liên hệ giữa niềng răng và bệnh lý nha chu là gì?

Niềng răng và bệnh lý nha chu

Xem thêm: Lợi ích khi nạo túi nha chu cho người người bệnh tốt nhất

  • Niềng răng giúp sắp xếp lại các răng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng. Hàm răng được căn chỉnh ngay ngắn sẽ dễ dàng hơn trong việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nha chu.
  • Khi răng mọc lệch lạc, có nhiều khoảng trống hoặc chỗ khó vệ sinh, bựa răng dễ dàng tích tụ. Giữa niềng răng và bệnh lý nha chu sẽ giúp khắc phục điều này, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Niềng răng không chỉ giúp răng thẳng hàng mà còn điều chỉnh khớp cắn. Một khớp cắn đúng chức năng sẽ giảm áp lực lên nướu và mô quanh răng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nha chu. Đây là điều cần thiết giữa niềng răng và bệnh lý nha chu giúp giải quyết được vấn đề.
  • Niềng răng thẩm mỹ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của răng miệng. Từ đó giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý khác như sâu răng và viêm lợi răng lung lay.

Hậu quả của niềng răng và bệnh lý nha chu 

Như đã nói ở phần trên, khi tiến hành niềng răng, răng sẽ thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi lực tác động của dụng cụ chỉnh nha, vì thế mà răng sẽ cần khoẻ mạnh mới có thể di chuyển tới vị trí mong muốn. Nếu bạn đang mắc viêm nha chu chưa được chữa trị dứt điểm mà lại tiến hành niềng răng sẽ gây ra những hậu quả như:

  • Sự xuất hiện của hệ thống mắc cài khiến quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, khiến bệnh viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mô nướu dễ bị tổn thương, sưng viêm, đau nhức khi răng di chuyển trong quá trình niềng.
  • Răng dễ gãy khiến kết quả niềng răng thất bại, thậm chí là răng bị hỏng hoàn toàn khi kết thúc quá trình chỉnh nha.

Những lưu ý khi xử trí về niềng răng và bệnh lý nha chu 

Điều trị triệt để bệnh lý nha chu

Để niềng răng và bệnh lý nah chu được xử trí hoàn toàn, bạn có thể yên tâm thực hiện điều trị. Tuy nhiên có chỉ định điều trị thích hợp bạn hãy đến nha khoa uy tín thăm khám. Tuỳ thuộc vào tình trạng răng, giai đoạn bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, thoa gel nhằm tiêu diệt vi khuẩn hoặc ghép xương, ghép nướu nhằm tái tạo lại mô nướu và chân răng chắc chắn hơn.

Vệ sinh đúng cách khi niềng răng và chữa bệnh lý nha chu

Mỗi ngày nên chải răng khoảng 2 – 3 lần với bàn chải lông mềm. Khi đánh răng nên dùng lực vừa phải và xoay theo chiều quay tròn hoặc từ trên xuống để mảng bám được làm sạch hiệu quả hơn. Sau đó nên kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước để lấy sạch hoàn toàn các vụn thức ăn còn sót lại ở các vùng răng hàm. Cuối cùng là dùng nước súc miệng kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn ngừa bệnh tật

Niềng răng không chỉ là một giải pháp thẩm mỹ mà còn có tác động quan trọng đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý nha chu. Việc điều chỉnh vị trí răng và khớp cắn có thể cải thiện vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn và bựa răng, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về nướu.

Tuy nhiên, khi đang mắc bệnh lý nha chu, việc niềng răng cần được thực hiện cẩn thận và sau khi điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Chỉ khi sức khỏe răng miệng ổn định, niềng răng mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Liên hệ ngay tới số hotline 0333.235.115 để có và nụ cười đẹp khi niềng răng và bệnh lý nha chu được điều trị tận gốc tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng