Răng sâu không chỉ gây cảm giác đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của bạn. Trong một số trường hợp, nhổ răng bị sâu là giải pháp cuối cùng để giải quyết tình trạng này. Vậy có nhất thiết phải nhổ răng sâu không? Khi nào nên nhổ? Quy trình thực hiện như thế nào? Khi nhổ răng sâu cần lưu ý gì? Cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu bài viết dưới đây để tránh trường hợp rủi ro bạn nhé!
Xem thêm: Nhổ răng hàm có nguy hiểm không? Trường hợp nào cần phải nhổ bỏ
Nhổ răng bị sâu là gì?
Nhổ răng bị sâu là phương pháp điều trị nha khoa được áp dụng khi răng sâu nặng, có nguy cơ làm hỏng răng và gây hoại tử. Khi răng bị sâu, vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, làm tổn thương xương hàm và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Ở giai đoạn đầu, vết sâu răng mới xuất hiện, không cần thiết phải nhổ răng. Chỉ cần sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và trám răng để chữa sâu. Tuy nhiên, nếu sâu răng tiếp tục phát triển và gây tổn thương cho tủy răng bên trong – nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh, sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, cần tiến hành chữa tủy, nhổ bỏ răng.
Xem thêm: Nhổ răng bằng máy Piezotome không đau và an toàn nhất hiện nay
Khi nào cần nhổ răng bị sâu?
Răng sâu có nên nhổ không phụ thuộc vào mức độ sâu và sức khỏe răng miệng của từng người. Trong đó:
- Đa phần trường hợp răng sâu nhẹ, mới chớm: Bác sĩ chỉ định làm sạch và trám răng để xử lý triệt để ổ sâu, tránh lây lan sang các răng khác.
- Với răng sâu vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng: Bác sĩ sẽ mở buồng tủy, làm sạch phần tủy nhiễm khuẩn và trám bít lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
- Đối với răng bị sâu hoàn toàn: Nếu răng bị sâu không thể phục hồi được và đi kèm với tụt lợi, viêm nha chu hoặc răng sâu chết tủy, bác sĩ thường thực hiện nhổ răng để tránh nhiễm trùng phần xương bên dưới và ngăn chặn lây lan sang các răng bên cạnh.
Xem thêm: Nhổ răng hàm bị sâu trong trường hợp nào? Quy trình và lưu ý thực hiện
Trường hợp nên nhổ răng bị sâu
Khi tình trạng viêm nặng do sâu răng, nhổ răng trở nên cần thiết. Sâu răng kích thích tủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chân răng và ăn sâu vào xương hàm. Đồng thời, các trường hợp như sâu răng làm cụt phần chân răng, sâu răng đi kèm với tụt lợi hoặc viêm nha chu, bác sĩ tiến hành nhổ răng.
Khi phải nhổ bỏ răng sâu, bạn cần chuẩn bị cho những hậu quả lâu dài như sau:
- Khả năng nhai của hàm giảm đi đáng kể. Nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nếu răng sâu là răng hàm, nhiệm vụ nhai được chuyển sang các răng khác, khiến chúng trở nên yếu hơn.
- Xảy ra lệch khớp cắn do thiếu răng đối xứng với hàm đối diện, gây ra các vấn đề như nhồi nhét thức ăn, viêm kẽ răng, sưng nướu, viêm nha chu.
- Gặp phải biến chứng tiêu xương ở vùng răng hàm do răng bị xô lệch. Dẫn đến, lệch khớp cắn trong thời gian dài và ảnh hưởng trực tiếp đến khuôn mặt, khiến má hóp lại, da trở nên nhăn nheo và mặt chảy xệ.
Xem thêm: Bé nhổ răng lâu mọc nguyên nhân do đâu? Cần phải khắc phục ra sao?
Trường hợp không nên nhổ răng bị sâu
Trong trường hợp răng sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng đến chân răng, việc nhổ răng không cần thiết. Cụ thể:
- Khi mức độ sâu chỉ ở phần men răng. Bác sĩ tiến hành làm sạch và trám răng để xử lý triệt để ổ sâu răng.
- Răng ăn sâu vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng. Phần ngà răng còn nguyên vẹn được điều trị tủy và trám đầy thân răng.
- Răng chết tủy nhưng vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai, bác sĩ làm sạch phần sâu rồi bọc sứ răng để bảo tồn tối ưu răng thật.
Sau khi xử lý hết vùng răng sâu và điều trị thành công, bạn cần duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tái phát. Đặc biệt, răng đã lấy tủy, dù được bọc sứ nhưng lâu dài có thể dễ bị vỡ do độ cứng bị giảm khi không còn tủy nuôi dưỡng. Khi nhai đồ cứng, bạn cần cẩn thận để đảm bảo an toàn cho răng.
Xem thêm: Ưu điểm nhổ răng không đau và quy trình thực hiện như thế nào?
Nhổ răng bị sâu có đau không?
Trước khi tiến hành nhổ răng, thuốc tê được tiêm trực tiếp vào mô nướu, nên bạn không có cảm giác đau và khó chịu. Tuy nhiên, sau vài giờ thuốc tê hết tác dụng, có thể thấy đau ở vùng răng mới nhổ và đau ít hay nhiều còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng cũng như cơ địa của mỗi người.
Tình trạng đau răng do vết thương sau nhổ sẽ giảm dần và trở lại bình thường khoảng 4 – 5 này. Nếu đau nhức kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Nhổ răng bị sâu có nguy hiểm không?
Răng sâu chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy nhiều người hay lo lắng nhổ răng bị sâu có nguy hiểm và gặp biến chứng không? Khi nhổ chân răng có làm vi khuẩn lây lan đến xương hàm hay mạch máu không?
Với các kỹ thuật nha khoa hiện đại, nhổ răng bị sâu không gây nguy hiểm. Vi khuẩn của răng sâu thường chỉ tập trung ở bên trong răng. Khi nhổ bỏ, bác sĩ rút toàn bộ cấu trúc răng ra ngoài, do đó không có hiện tượng vi khuẩn lây lan.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thực hiện nhổ răng bị sâu, bạn nên lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế nha khoa uy tín và có trình độ cao. Điều này giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng do dụng cụ không được vô trùng, hay sốc thuốc tê do bác sĩ không biết căn chỉnh liều lượng hợp lý.
Xem thêm: Cách chăm sóc sau nhổ răng như thế nào hồi phục vết thương nhanh?
Nhổ răng bị sâu có mọc lại không?
Con người trải qua 2 giai đoạn phát triển răng: răng sữa và răng vĩnh viễn, nhổ răng bị sâu có mọc lại không phụ thuộc vào loại răng của bạn.
- Răng sữa mọc khi 6 tháng tuổi và khoảng 24 tháng tuổi, chúng ta đã sở hữu đầy đủ 1 hàm răng sữa bao gồm 20 chiếc, trong đó có 8 răng hàm chính.
- Từ 6 – 7 tuổi, trẻ em bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Trong quá trình này, răng sữa từ từ rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển. Giai đoạn thay răng thường hoàn tất vào khoảng 13 – 14 tuổi, tuy nhiên, đôi khi có thể kéo dài hơn. Trong thời gian này, mỗi người mọc thêm răng hàm số 6 và số 7 ở cả hai bên của 2 hàm. Như vậy, tổng cộng có thêm 8 răng, nâng tổng số răng vĩnh viễn lên thành 28. Lưu ý răng hàm số 6 và số 7 chỉ mọc lên một lần trong đời và không được thay thế.
- Khi chúng ta đạt đến độ tuổi từ 17 – 25, tiếp tục mọc thêm 4 chiếc răng hàm, còn được gọi là răng khôn. Do đó, tổng số răng vĩnh viễn sẽ là 32 chiếc, bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới.
Tóm lại, khi nhổ răng sữa sâu, thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn sâu và phải nhổ, không còn chiếc răng nào khác có thể mọc lên nữa. Đây là một thông tin quan trọng mà mọi người cần nắm bắt để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không? Giải đáp chi tiết giúp bạn giảm đau nhanh
Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng bị sâu
Chuẩn bị trước khi nhổ răng bị sâu
- Trước khi tiến hành nhổ răng sâu, bác sĩ kiểm tra toàn diện khoang miệng và xác định rõ vị trí của răng cần nhổ. Nếu bạn đang mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp hoặc đang dùng các loại thuốc, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
- Cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra xem có mắc bệnh máu khó đông, HIV hay các bệnh khác không.
- Hãy ăn uống đầy đủ và giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ trước khi nhổ răng.
- Trong khi nhổ răng, nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy báo với bác sĩ ngay lập tức.
- Sau khi hoàn tất quá trình nhổ răng, nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để vết thương nhanh lành và trở lại hoạt động bình thường.
Xem thêm: Quy trình nhổ răng khôn theo các bước như thế nào? Cần lưu ý những gì
Chăm sóc răng sâu sau khi nhổ
- Tuân thủ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để chống viêm và giảm sưng. Tuyệt đối không nên tự ý mua hay dùng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Lấy 1 vài viên đá, bọc trong vải sạch và chườm lên xung quanh vị trí vừa nhổ răng khoảng 5 phút để giảm sưng, viêm và đau.
- Ngày đầu tiên sau nhổ răng, không nên súc miệng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng 1 cách nhẹ nhàng, tránh vùng răng mới nhổ.
- Tránh khạc nhổ mạnh hoặc nhiều trong thời gian sau khi nhổ răng.
- Không dùng tay hoặc bất kỳ vật dụng nào để chọt vào vị trí vừa nhổ răng.
- Tránh uống bia, rượu hoặc các chất kích thích khác để giúp vết thương mau lành.
- Nên ăn các thức ăn mềm, mịn và không cần nhai nhiều như cháo, súp,… Bên cạnh đó, cần bổ sung vitamin từ nước ép rau củ tự nhiên, sữa chua, thịt gà, hải sản đã được xay nhỏ,…
- Nếu sau 3 – 5 ngày nhổ răng mà tình trạng đau nhức hoặc sưng tấy không giảm, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý.
Trên đây là những thông tin nha khoa Bảo Ngọc giải đáp thắc mắc răng sâu có nhổ được không cùng một số thông tin liên quan khác. Hy vọng qua đó bạn có thể tìm được cách xử trí tối ưu nếu không may răng bị sâu, tránh ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bạn có thể gọi về hotline chúng tôi 0333. 235.115 để được tư vấn và đặt lịch khám miễn phí.
Có thể bạn quan tâm:Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả.
👉 Dịch vụ hàng đầu:
- Tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ.
- Trồng răng Implant, dán sứ Veneer.
- Răng sứ, răng giả, nha chu.
- Răng trẻ em, nha khoa tổng quát
- Khám và điều trị các vấn đề răng miệng chuyên sâu.
✨ Tại sao chọn chúng tôi?
- Bác sĩ tay nghề cao, tận tâm với từng bệnh nhân.
- Chi phí hợp lý, minh bạch, không phát sinh.
- Quy trình chuẩn y khoa, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.
📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc