Khi nào bạn cần điều trị tuỷ răng? Điều trị tủy răng là việc loại bỏ phần tủy bị viêm, chết của răng và sử dụng vật liệu phù hợp để thay thế hoặc bảo toàn răng. Tủy răng là tổ chức làm sâu trong răng, gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh nên không ít người lo sợ việc điều trị tủy răng gây đau đớn hay ảnh hưởng lâu dài đến răng miệng cũng như sức khỏe.
Khi tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương không chỉ gây ra những cơn đau đớn, mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng khác. Nhưng nhiều người không biết khi nào cần đi điều trị tủy răng cũng như có những phương pháp điều trị hiệu quả nào. Những chia sẻ bài viết dưới đây Nha khoa Bảo Ngọc giúp bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề này.
Tủy răng là gì và nguyên nhân gây viêm tủy răng
Định nghĩa tủy răng?
Tủy răng là một tổ chức bao gồm các dây thần kinh và mạch máu (động mạch, tĩnh mạch). Tổ chức này được bao bọc và bảo vệ bởi ngà răng và men răng. Cấu trúc của tủy răng sẽ khác nhau ở mỗi người, nhưng đều nắm giữ nhiệm vụ quan trọng là duy trì sức khỏe cho răng.
Nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tủy răng bị viêm, đặc biệt trong đó là do vi khuẩn. Nếu răng bị sâu, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm ảnh hưởng đến tuỷ răng.
Ngoài ra, có thể kế đến các nguyên nhân:
- Không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc sai cách.
- Đồ ăn nóng quá, hoặc lạnh quá.
- Đồ ăn quá ngọt, nhiều đường.
- Các tai nạn, sang chấn làm mẻ, vỡ, gãy răng.
Dấu hiệu và biến chứng
Việc sớm nhận biết các dấu hiệu bị viêm tủy răng sẽ giúp bạn dễ dàng xác định khi nào cần điều trị tủy răng, từ đó, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết viêm tuỷ răng
Tùy vào mức độ tổn thương mà viêm tủy răng sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Cảm giác đau nhói từng cơn, mỗi cơn đau kéo dài từ 5 – 10 phút. Trường hợp viêm tủy răng nặng, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ. Đặc biệt đau nhiều vào ban đêm.
- Răng bị ê buốt. Đặc biệt khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm lạnh, thậm chí là đồ ngọt và đồ nóng. Nếu viêm tủy răng nặng thì không chỉ ê buốt, bạn còn cảm thấy cơn đau xuất hiện khi ăn những loại thực phẩm này.
Xem thêm: Tủy răng là gì? Chức năng và một số bệnh lý về tủy răng
Biến chứng
Viêm tủy răng được đánh giá là bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây nhiều biến chứng nặng nề.
Trước tiên, viêm tủy răng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Và đương nhiên, sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, thậm chí là không thể ăn được. Lâu ngày, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.
Nếu bị viêm nhiễm mà không được điều trị thì tình trạng ngày càng nặng. Mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng và lan rộng có thể khiến xương quanh răng bị thoái hóa. Cùng với đó là viêm quanh cuống răng, áp xe quanh chóp răng, rụng răng, sưng mặt, viêm hạch.
Vậy khi nào cần điều trị tủy răng?
Nếu như trước đây, những răng có tủy bị viêm nhiễm, tổn thương thường được nhổ bỏ thì hiện nay, các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị tủy răng.
Đây là thủ thuật loại bỏ các mô tủy bị bệnh hay đã chết, sau đó làm sạch và “tạo dáng” cho các khoảng trống trong răng. Mục đích của việc này là bít kín ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn làm viêm tủy răng.
Về thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng thì câu trả lời là: Càng điều trị sớm càng tốt.
Đặc biệt, nếu phát hiện răng:
- Răng bị đổi màu bất thường
- Xuất hiện lỗ sâu răng lớn
- Đau nhức từng cơn và đau nhiều vào ban đêm thì cần phải đến nha sĩ nhanh chóng. Bởi lúc này, tủy răng có thể đã viêm nhiễm hay nghiêm trọng hơn là hoại tử.
Một số vấn đề khác về điều trị tủy răng
Các trường hợp chống chỉ định điều trị tủy răng
Không phải khi nào tủy răng bị tổn thương thì các nha sĩ đều thực hiện điều trị tủy răng. Mà ngược lại, những trường hợp dưới đây sẽ không áp dụng phương pháp điều trị này:
- Mô răng và chân răng bị phá hủy nghiêm trọng.
- Răng thuộc nhóm răng dư, răng lạc chỗ bị viêm và sâu nặng.
- Răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát.
- Xuất hiện các biến chứng.
Làm gì sau khi điều trị tủy răng?
Sau khi điều trị tủy răng xong, người bệnh cần chú ý:
- Những ngày đầu sau khi điều trị, nên ăn nhẹ nhàng và từ từ.
- Hạn chế, tốt nhất là không nên ăn thức ăn nóng quá hay lạnh quá, ngay cả đồ ăn cứng, khó nhai.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn.
- Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ hoặc kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần.
Xem thêm: 8 chiếc răng sâu và câu chuyện trám răng sâu như thế nào?
Sau điều trị tủy răng, cảm giác đau và khó chịu khi khép hàm là bình thường. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Nhưng nếu rơi vào những trường hợp sau, phải đến nha sĩ nhanh chóng:
- Sau khi điều trị nhiều ngày mà vẫn còn cảm giác đau và khó chịu.
- Vùng lợi xung quanh răng điều trị sưng to và đau nhức.
- Miếng trám tạo cảm giác “cộm”, gây khó khăn khi nhai hoặc khép hàm.
- Miếng trám bị bong nứt, răng bị mẻ, vỡ.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng. Nếu khách hàng đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng nói chung, có thể đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và cơ sở vật chất hiện đại, Nha khoa Bảo Ngọc đã và đang là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy cho mọi người. Mọi nhu cầu về đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn trước, đừng quên liên hệ 0982.874.352 để được hướng dẫn chi tiết, tận tình và chu đáo.
Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về khi nào nên điều trị tuỷ. Để biết thêm chi tiết, bạn nên liên hệ trực tiếp tới các nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể hơn.
Bên cạnh đó, Hệ thống y tế Bảo Ngọc còn cung cấp thêm các Dịch vụ y tế khác như:
- Điều trị Trĩ bằng phương pháp RFA
- Điều trị Trĩ bằng phương pháp TRISMART
- Điều trị Bệnh Nam khoa
- Điều trị Bệnh Phụ khoa
Có thể bạn quan tâm:
Hé lộ 7 sự thật về trồng răng Implant để có hàm răng hoàn hảo