Phương pháp phẫu thuật tạo hình môi là chủ đề được nhiều người quan tâm trên các diễn đàn làm đẹp. Nhiều người, đặc biệt là phái đẹp, thường xuyên chia sẻ về các biện pháp làm đẹp như cắt môi trái tim, tạo hình khóe miệng cười,…Cắt môi trái tim để trông quyến rũ hơn là điều chị em mong muốn. Đồng thời cũng lo sợ và băn khoăn cắt môi trái tim bị hỏng cần lưu ý gì? Hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Có nên cắt môi trái tim không? Những ai nên thực hiện?
Xem thêm: Chi phí cắt môi trái tim và tất cả những điều cần biết khi thực hiện
Với mong muốn thay đổi hình dáng môi, nhiều chị em đã thực hiện cắt môi trái tim. Phương pháp này ít xâm lấn, khắc phục hiệu quả những khuyết điểm của đôi môi như môi không cân đối, quá mỏng hoặc quá dày, môi bị vểnh,… từ đó giúp cho khuôn mặt của chị em trở nên cân đối, hài hòa và rạng rỡ hơn. Đặc biệt, đây cũng là công nghệ thẩm mỹ tương đối an toàn với người thực hiện.
Chỉ với một ca tiểu phẫu đơn giản nhưng chị em lại có cơ hội cải thiện được khuyết điểm của đôi môi, giúp đôi môi trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn. Chính vì thế, trên thực tế, rất nhiều chị em đã không ngần ngại khi lựa chọn thực hiện cắt môi trái tim.
Hơn nữa, những năm gần đây, những định kiến xã hội về việc phẫu thuật thẩm mỹ đã có nhiều thay đổi và cởi mở hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cần có sự trao đổi kỹ với các chuyên gia thẩm mỹ trước khi đưa ra quyết định để có thể đảm bảo tối đa an toàn và hiệu quả khi thực hiện công nghệ thẩm mỹ này.
Xem thêm: Quá trình cắt môi trái tim và tất tần tật những điều bạn cần biết
Để tạo hình đôi môi trái tim, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tác động đến 2 phần nhân trung để giúp cho vị trí này mỏng hơn và làm dày phần môi giữa nhân trung để tạo đỉnh trái tim. Đồng thời tạo ra một gợn sóng nhẹ ở môi dưới để giúp cho đôi môi của chị em trở nên cân đối và hài hòa hơn.
Những người có môi trên dày hơn môi dưới, có đôi môi dày to sẽ phù hợp với phương pháp cắt môi trái tim. Ngược lại, những chị em có đôi môi quá mỏng và nhỏ hoặc môi trên nhỏ hơn nhiều so với môi dưới thì sẽ không thích hợp với phương pháp cắt môi trái tim.
Cắt môi trái tim có đau không?
Xem thêm: Những điều về phẫu thuật cười hở lợi trước khi thực hiện bạn chưa biết
Nhiều chị em lo lắng việc bị đau khi cắt môi trái tim, tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây mê, do đó bạn không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bạn có thể cảm thấy hơi đau nhẹ ở vị trí phẫu thuật, đồng thời môi cũng sẽ sưng trong vòng 1, 2 ngày đầu.
Tình trạng này sẽ giảm dần sau đó, đến ngày thứ 5 -7 thì tình trạng sưng đau sẽ hết hoàn toàn. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà tình trạng sưng đau có thể kéo dài hơn hoặc kết thúc sớm hơn.
Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách, có thể giữ môi trái tim từ 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, yếu tố cơ địa, tuổi tác của chị em, kỹ thuật chăm sóc và tái khám thường xuyên,…
Biến chứng nguy hiểm khi cắt môi trái tim bị hỏng
Xem thêm: Tạo hình môi trái tim là gì? Lợi ích và tìm hiểu trước khi thực hiện
Bên cạnh những trường hợp thành công, nhiều người đau khổ vì kết quả không được như ý muốn như:
Cắt môi trái tim bị hỏng gây lệch
Thông thường,mục đích cắt môi thẩm mĩ thành các dáng moi như trái tim, môi cánh én đó là có được đường cong và sự đối xứng hai bên môi qua nhân trung. Tuy nhiên đối với trường hợp môi lệch sau khi cắt thường là do người thực hiện không căn chỉnh đúng tỉ lệ hoặc cắt không đều hai bên môi, đẫn đến thiếu thẩm mỹ và mất cân bằng trên tổng thể gương mặt. Đó cũng là vấn đề của nhiều người lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, giá rẻ với người thực hiện không có chuyên môn cũng như môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Xem thêm: Chữa cười hở lợi không phẫu thuật hiệu quả và an toàn dành cho bạn
Cắt môi trái tim bị hỏng gây hở răng
Đây là biểu hiện của hiện tượng co, kéo cơ môi sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu gặp phải tình trạng này, có thể bạn sẽ không ngậm được miệng do phần môi trên trở nên quá mỏng và không thể khớp được với môi dưới.
Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng nguyên nhân chính là do các bác sĩ đã cắt bỏ quá nhiều mô cơ hay bẩm sinh môi của khách hàng đã mỏng nhưng vẫn cố tiến hành phẫu thuật. Một nguyên nhân khác lý giải cho tình trạng cắt môi trái tim bị hở răng đó là chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng cách, dẫn đến nhiễm trùng, sưng, viêm và co rút cơ sau khi hồi phục.
Môi trái tim xấu
Đây là biểu hiện của việc cắt môi quá đà quá lố, người thực hiện không có đủ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ để xác định vị trí cắt cũng như khâu định hình môi.Từ đó, khiến cho đôi môi cũng có hai bên cong lên, nhân trung dài hơn nhưng không thể tạo thành dáng môi trái tim quá mỏng.
Ngoài những biến chứng này, việc cắt môi bị hỏng có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy, mưng mủ hoặc thậm chí là hoại tử ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và cả tính mạng.
Xem thêm:Cắt cười hở lợi: Giải pháp hiệu quả cho nụ cười tự tin dành cho bạn
Cách khắc phục tình trạng cắt môi trái tim bị hỏng
Nếu môi bị lệch, vẹo, hở răng thì những bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ phần niêm mạc môi dư ở phần môi dày hơn để tạo hình cho nhân trung và kiểm soát và điểu chỉnh cơ môi vòng xuống, tạo độ uốn lượn sao cho phù hợp với nhân trung.
Trong trường hợp môi bẩm sinh quá mỏng manh hoặc bị cắt quá nhiều thì những bác sĩ tạo gợn nhỏ ở môi dưới và làm đầy môi trên sao cho cân đôi nhất
Tuỳ vào mỗi trường hợp mà khách hàng sẽ được vận dụng một hoặc cả hai kĩ thuật trên trong việc khắc phục môi trái tim bị hỏng sau khi cắt.
- Bước 1: Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để nhận biết tình trạng môi và kiểm tra sức khoẻ của khách hàng. Những trường hợp sức khoẻ không đảm bảo như phụ nữ mang thai, cho con bú, người mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, máu khó đông…sẽ đưọc chỉ định khi thực hiện.
- Bước 2: Tiếp đến, phác thảo hình dáng môi và đưa ra kỹ thuật thích hợp nhất. Sau đó tiến hành gây tê, chấn chỉnh tâm lý cho khách hàng.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật chỉnh hình cấu trúc và hình dáng môi trong phòng vô trùng.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ kiểm tra lại, vệ sinh sát trùng và hướng dẫ chăm sóc vệ sinh, ăn uống và lịch tái khám.
Xem thêm: Phẫu thuật miệng cười được thực hiện thế nào? Thông tin bạn cần biết
Những lưu ý trước khi sửa bị cắt môi trái tim bị hỏng, lệch
Xem thêm: Tạo khóe môi cười: Giải pháp thẩm mỹ cho nụ cười duyên dáng
Tạo môi trái tim đã khó thì sửa môi hỏng sẽ khó, phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, trước khi quyết định thực hiện, khách hàng cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
Thời điểm thích hợp nên sửa môi hỏng
Triệu chứng bạn cảm nhận đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt môi trái tim sẽ là đau nhức nhẹ, môi hơi sưng, đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp như môi sưng mổ, xuất huyết liên tục, bầm tím hoặc bị lệch khi cười… lại chính là biến chứng do cắt môi trái tim bị hỏng. Vì vậy, khi nhận thấy những biểu hiện bất thường trên, khách hàng cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ xử lý kị thời, tránh hiện tượng môi hoại tử.
Đối với những trường hợp môi nhiễm trùng, mưng mủ tuyệt đối không vội vàng phẫu thuật sửa lại. Mà bạn thực hiện vệ sinh, uống thuốc theo toa, tái khám theo chỉ định bác sĩ để ổn định dáng môi. Những trường hợp môi hở, môi lệch sau phẫu thuật từ 3-5 tháng, đây là thời điểm lý tưởng để sửa môi lệch.
Xem thêm: Phẫu thuật môi dày thành mỏng như thế nào? Những ai cần thực hiện
Chế độ chăm sóc hậu phẫu
- Không chiếm tỉ lệ cao nhưng môi bị hỏng do tác động từ cách chăm sóc hậu phẫu tại nhà của khách hàng vẫn xảy ra. Do đó, muốn đảm bảo kết quả chỉnh môi lệch, khách hàng phải thực hiện chăm sóc đúng cách, khoa học.
- Vệ sinh sát khuẩn môi 2-3 lần/ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý
- Sau 2 ngày phẫu thuật, chỉ nên ăn cháo loãng, uống sữa bằng ống hút.
- Uống thuốc kháng sinh, giảm đau theo toa chỉ định từ bác sĩ.
- Hạn chế va chạm, tổn thương môi
- Đeo khẩu trang y tế trong 1 tuần đầu sau cắt môi trái tim
- Trong 1 tháng đầu kiêng các thức ăn gồm: thịt gà, trứng, rau muống, đồ nếp, hải sản, tôm cua cá trong 1 tháng sau phẫu thuật.
Lưu ý: Đặc biệt đến cắt chỉ, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: Có nên cắt môi trái tim? Tất tần tật những điều cần biết về phẫu thuật
Hướng dẫn chăm sóc sau khi cắt môi trái tim hỏng
Bác sĩ thường chỉ thực hiện cắt môi trái tim trong một khoảng thời gian rất ngắn và yếu tố quyết định đôi môi của bạn sẽ như thế nào lại chính là việc chăm sóc môi sau phẫu thuật. Do đó, để đảm bảo có được đôi môi đẹp như mong muốn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo, chị em cần lưu ý một số vấn đề về chăm sóc môi như sau:
- Sau phẫu thuật, môi thường sưng và đau nhẹ. Vấn đề này không quá đáng ngại và thường chỉ diễn ra trong khoảng 1 đến 2 ngày là hết. Bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng.
- Chế độ ăn uống: Nên ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm có nhiều vitamin hay những nguyên tố vi lượng, đặc biệt là các loại rau củ và trái cây để giúp cho môi có thể hồi phục nhanh hơn.
- Vệ sinh môi bằng nước muối sinh lí: Phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn trên môi, tránh nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.
Xem thêm: Chữa cười hở lợi không phẫu thuật hiệu quả và an toàn dành cho bạn
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về công nghệ thẩm mỹ cắt môi trái tim mà nha khoa Bảo Ngọc cung cấp. Qua đó, chị em đã có thể tìm được câu trả lời cho một số thắc mắc như cắt môi trái tim có bị hỏng, có nguy cơ để lại sẹo không, có an toàn không,… Từ đó đưa ra quyết định sáng suốt để có được nét đẹp quyến rũ như mong muốn và vừa có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Quý khách có thể liên hệ về hotline 0333 235 115 của nha khoa Bảo Ngọc để được tư vấn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm: Trồng răng Implant tại Thái Nguyên
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc