Trồng răng Implant được coi là thành tựu đột phá của kỹ thuật nha khoa tiên tiến, giúp phục hình răng mất tối ưu nhất hiện nay. Đồng thời, phương án này còn khắc phục hoàn toàn khuyết điểm của hai phương án làm răng giả truyền thống như hàm tháo lắp và cầu răng sứ. Tuy nhiên, bất kỳ thủ thuật y tế nào khác cấy Implant cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra.
Những tác dụng phụ này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Trong bài viết này, Nha khoa Bảo Ngọc sẽ cùng khám phá những tác dụng phụ khi cấy Implant. Nguyên nhân gây ra chúng và cách phòng ngừa hiệu quả để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và thành công.
Tác dụng phụ khi cấy Implant gặp những biến chứng gì?
Trồng răng Implant là một phương pháp phục hình răng mất vĩnh viễn, được thực hiện bằng cách cấy ghép vào xương hàm và đưa trụ Implant vào sâu trong xương hàm để thay thế chiếc răng đã mất. Tuy nhiên, trong xương hàm chứa rất nhiều cấu trúc giải phẫu phức tạp. Do đó, nếu bác sĩ phẫu thuật không có đủ kiến thức chuyên môn, sẽ dễ xảy ra những nguy cơ biến chứng khi cấy ghép Implant. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến có thể gặp phải trong quá trình này:
Tác dụng phụ khi cấy Implant làm chảy máu kéo dài
Biến chứng cấy Implant đầu tiên đó chính là chảy máu kéo dài sau phẫu thuật trồng răng Implant. Chảy máu sau khi cấy ghép Implant và biến chứng có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính đó là: bệnh nhân bị bệnh máu khó đông nhưng bác sĩ không nhận thấy hoặc bác sĩ thực hiện động tác quá mạnh trong lúc phẫu thuật.
Sau khi cấy ghép Implant, bệnh nhân sẽ thấy hiện tượng chảy máu tại khu vực phẫu thuật. Đa phần các trường hợp chảy máu sau cấy Implant đều ít nghiêm trọng và có thể tự cầm máu sau 1 – 2 ngày đầu. Tuy nhiên, nếu như tình trạng chảy máu kéo dài hơn 3 ngày hoặc khó cầm máu thì bệnh nhân cần liên lạc với bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Trong cơ thể có những cấu trúc giải phẫu là mạch máu nguy hiểm. Nếu bác sĩ phẫu thuật không nắm rõ chuyên môn hoặc ít kinh nghiệm sẽ dễ làm vỡ các mạch máu trong khi phẫu thuật. Điều này sẽ dẫn tới biến chứng chảy máu gây ra các tác dụng phụ khi cấy Implant.
Tác dụng phụ khi cấy Implant bị nhiễm trùng vùng phẫu thuật
Biến chứng nhiễm trùng sau khi cấy ghép Implant có thể xuất hiện sớm trong khoảng 5 đến 7 ngày hoặc muộn hơn, từ 20 ngày đến 1 tháng. Nhiễm trùng này có thể chỉ ở mức độ nhẹ như sưng viêm cục bộ hoặc nặng hơn, dẫn đến viêm xương lan tỏa.
Kỹ thuật trồng răng Implant yêu cầu can thiệp sâu vào tủy xương hàm, làm phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Do đó, quá trình này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao. Vì lý do này, cơ sở cấy ghép Implant cần phải đầu tư vào hệ thống phòng phẫu thuật riêng biệt với quy trình cấy Implant vô trùng nghiêm ngặt để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
Khi nhiễm trùng xảy ra, nếu ở mức độ nhẹ bệnh nhân có thể chỉ gặp phải tình trạng thải ghép Implant dẫn đến thất bại của ca phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, nó có thể xâm lấn sâu gây viêm xương và hoại tử xương hàm. Đây là một trong những biến chứng nặng nề, việc điều trị khắc phục có thể kéo dài và tốn kém thêm chi phí.
Khi tình trạng nhiễm trùng sau cấy ghép Implant xảy ra, cách xử lý duy nhất là loại bỏ Implant. Nạo bỏ các tế bào viêm nhiễm để ngăn ngừa viêm và hoại tử xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương để tái sinh xương, trước khi thực hiện lại quy trình trồng răng Implant.
Biến chứng trồng răng Implant gây tổn thương răng bên
Một trong những biến chứng thường gặp khi cấy ghép Implant không đúng kỹ thuật là tổn thương các răng bên cạnh. Biến chứng này có thể xảy ra do bác sĩ thiếu kinh nghiệm lâm sàng, không kiểm soát tốt các thao tác trong quá trình phẫu thuật. Hoặc do sự chủ quan trong việc thăm khám và khảo sát xương dẫn đến xác định sai vị trí đặt trụ Implant.
Tác dụng phụ khi cấy Implant là trụ bị cắm sai lệch, nghiêng ngả hoặc xâm lấn vào các răng bên cạnh có thể dẫn đến tình trạng viêm hoặc chết tuỷ răng. Ngoài ra, trụ Implant bị cắm sai lệch sẽ khiến phần phục hình bên trên không sát khít, dễ bị trượt và dắt thức ăn làm bong tróc phục hình. Tệ hơn nữa là gãy cổ Implant và khi ấy sẽ cần cắt bỏ tuỷ răng đưa trụ Implant ra ngoài.
Biến chứng trụ Implant bị đào thải
Tác dụng khi cấy Implant là tình trạng đào thải trụ có thể do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất đó chính là tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc cơ thể bệnh nhân có một số bệnh lý nền khiến Implant khó kết hợp với xương hàm gây đào thải.
Trong quá trình thăm khám, điều trị nếu bác sĩ không phát hiện ra những bệnh lý nền của bệnh nhân và vẫn tiến hành cấy ghép Implant thì sẽ dẫn đến tình trạng đào thải trụ Implant sau khi cấy ghép. Một số bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp hay người có tiền sử nghiện thuốc lá sẽ khiến cho trụ Implant khó gắn kết với xương hàm.
Biểu hiện của tình trạng đào thải trụ Implant sẽ là: đau nhức dai dẳng, sưng viêm tại vị trí cấy ghép Implant…Sau một thời gian răng Implant sẽ bị rụng, lung lay gây giảm chức năng ăn nhai. Khi chụp X – Quang thì nhìn rõ Implant không dính chắc vào xương hàm.
Tác dụng phụ khi cấy Implant thủng xoang
Một biến chứng, tác dụng phụ khi cấy Implant nguy hiểm khác cũng rất dễ mắc phải đó chính là thủng xoang hàm trên. Hàm trên có một cấu trúc giải phẫu rỗng, tương ứng với chóp của chân răng số 4,5,6,7,8 ở hàm trên. Xoang hàm đóng vai trò thông khí, hỗ trợ hô hấp và thanh lọc bụi bẩn. Khi bị mất răng hàm trên lâu ngày, phần xương hàm sẽ bị tiêu biến và đáy xoang sẽ tụt xuống thấp dẫn đến không đảm bảo mật độ chiều cao để cấy trụ Implant.
Trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ không chẩn đoán chính xác hoặc thiếu hiểu biết về giải phẫu. Chẩn đoán hình ảnh thì sẽ khó xác định vị trí đáy xoang. Do đó, tác dụng phụ cấy Implant khi khoan sẽ làm thủng đáy xoang, gây nhiễm trùng và viêm xoang mãn tính.
Một trong những triệu chứng của viêm xoang đó là đau âm ỉ, đau nửa đầu hoặc đau dưới hốc mắt trên 7 ngày không khỏi sau khi cấy ghép Implant. Mức độ nặng hơn có thể xuất hiện mủ hoặc chảy máu từ mũi xuống họng sau phẫu thuật.
Biến chứng tê bì, mất cảm giác vùng mặt
Tê bì và mất cảm giác vùng mặt là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi cấy ghép Implant, thường gặp ở những bác sĩ không chuyên. Hàm dưới có cấu trúc giải phẫu quan trọng là ống răng dưới, chứa các mạch máu và dây thần kinh chi phối cảm giác cho các răng hàm dưới và môi dưới.
Do dây thần kinh chạy sát các chân răng ở hàm dưới, nếu bác sĩ phẫu thuật đặt trụ Implant quá gần hoặc xâm phạm vào ống thần kinh hàm dưới, có thể dẫn đến biến chứng tê bì và mất cảm giác ở vùng môi và má. Đặc biệt, đây là một biến chứng không thể hồi phục và bệnh nhân sẽ phải sống chung với tình trạng này suốt đời.
VIệc cấy ghép Implant cũng tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ sau cấy Implant. Nếu không được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm. Để đảm bảo quá trình cấy ghép an toàn và thành công, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Việc hiểu rõ về các tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình điều trị.
Từ đó đạt được kết quả tối ưu cho nụ cười của mình. Đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Bảo Ngọc qua 0333.235.115 để được tư vấn chi tiết và bắt đầu hành trình phục hồi nụ cười tự tin của bạn nhé!