Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các vấn đề về răng miệng, với tình trạng sâu răng và viêm tủy là những vấn đề phổ biến nhất. Những cơn đau nhức do viêm tủy không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, liệu có nên điều trị tủy răng sữa cho trẻ hay không là một câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Để giải đáp thắc mắc này, trong bài viết dưới đây, Nha khoa Bảo Ngọc sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp các bậc phụ huynh có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khỏe răng miệng của bé yêu.
Xem thêm: Răng sữa dễ hỏng do đâu, nguyên nhân mà bạn cần phải chú ý ?
Vì sao răng sữa dễ sâu vào tủy?
Cấu tạo của răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng chứa mạch máu và dây thần kinh. Do đặc điểm cấu trúc của răng sữa có lớp men mỏng, xốp hơn răng vĩnh viễn nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn nên 2 chiếc răng sữa không khít nhau mà có các khe thưa tự nhiên giúp bù đắp kích cỡ răng vĩnh viễn sau này từ đó khi ăn hay bị mắc vào kẽ răng.Men răng và ngà răng mỏng, buồng tủy rộng cũng là nguyên nhân khi răng sữa sâu dễ vào tủy. Một khi tủy răng sữa bị nhiễm trùng hoặc đã chết sẽ không hồi phục lại được, giải pháp là giữ răng hay nhổ răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng mỗi bé, tuổi thay răng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sao cho phù hợp.
Xem thêm: Lấy tuỷ răng sữa ảnh hưởng răng vĩnh viễn không? Quy trình thực hiện
Dấu hiệu viêm tủy răng ở trẻ
Viêm tủy răng ở trẻ là một vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm, vì nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Dấu hiệu của viêm tủy răng ở trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và độ tuổi. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà phụ huynh nên chú ý:
- Đau răng: Trẻ có thể phàn nàn về việc bị đau răng khi nhai thức ăn. Đau có thể nằm ở một vùng cụ thể của răng hoặc có thể lan rộng ra toàn bộ khu vực miệng.
- Răng bị nhạy cảm với nhiệt độ: Trẻ có thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn hoặc đồ uống (đồ nóng hoặc lạnh).
- Thay đổi màu sắc của răng: Răng bị viêm tủy có thể chuyển sang màu xám, vàng hoặc có các đốm mờ.
- Sưng nướu: Nướu quanh răng bị viêm có thể bị sưng và đỏ, thậm chí phồng hẳn lên.
- Mùi khó chịu: Nếu viêm tủy kèm theo nhiễm trùng, có thể tạo ra mùi hôi khó chịu trong miệng.
Nếu phụ huynh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của viêm tủy răng ở trẻ, nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa ngay. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn sự lan rộng của vấn đề và giảm đau đớn cho trẻ.
Xem thêm: Khi nào bạn cần điều trị tuỷ răng nếu không muốn bị nặng hơn
Trường hợp răng sữa sâu cần lấy tủy
- Giai đoạn đầu sâu răng mới vào tủy sẽ gây ra các cơn đau: Trẻ thường đau dữ dội, đau lan lên đầu và thái dương, đau nhiều về ban đêm, khiến trẻ mất ăn mất ngủ thậm chí sưng 1 bên mặt.
- Khi tủy bị viêm dẫn đến hoại tử rồi biến chứng mô quanh cuống cơn đau chuyển thành âm ỉ, răng lung lay, sưng nề, có mụn mủ trắng đục hoặc lồi thịt phía ngoài.
- Tình huống khác là trẻ bị chấn thương làm gãy răng, hở tủy thường gặp ở răng cửa hàm trên, trường hợp này răng bị chấn thương cũng cần phải thực hiện lấy tủy.
Khi thấy trẻ kêu đau, bố mẹ thường ra mua thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cho con uống nhưng vẫn không hết đau hoặc khi hết thuốc thì bị đau lại. Thực tế đau tủy răng chỉ có lựa chọn nhổ răng hoặc lấy sạch tủy bị viêm, còn uống thuốc sẽ không có tác dụng về mặt dài hạn.
Xem thêm: Dấu hiệu viêm tủy răng ở trẻ em và cách chẩn đoán thế nào?
Có nên điều trị tủy răng sữa cho bé không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng ở trẻ là do các chấn thương như sứt mẻ, gãy răng, vỡ răng, chảy máu chân răng… Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do sâu răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương đến tủy răng.
Khi trẻ bị viêm tủy răng nhiều phụ huynh băn khoăn không biết có nên điều trị tủy răng sữa cho bé không và điều này có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không?
Theo các chuyên gia nha khoa, việc lấy tủy răng cho trẻ đúng cách khi phát hiện trẻ bị viêm tủy răng sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến trẻ. Hơn nữa, điều này còn giúp trẻ không bị đau đớn do viêm tủy răng gây ra. Nhờ đó mà trẻ có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường và phát triển toàn diện hơn.
Ngược lại, nếu răng sữa của trẻ bị chết tủy nhưng không được điều trị tủy răng sữa sớm sẽ lây lan sang răng bên cạnh. Làm phá hủy các tổ chức quanh răng, làm răng bị lung lay và dễ bị rụng sớm. Khi răng sữa bị mất sớm mà chưa đến thời điểm thay răng sẽ gây ra ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai và phát âm của trẻ.
Đặc biệt, còn làm cho hướng mọc của răng vĩnh viễn sau này bị thay đổi. Bởi khi răng sữa bị rụng sớm, các chiếc răng kế cận cũng sẽ có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc.
Như vậy, với thắc mắc có nên điều trị tủy răng sữa cho bé không? Thì việc lấy tủy răng cho trẻ em hoàn toàn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Ngược lại còn giúp trẻ có được hàm răng đẹp, chắc khỏe cho tương lai.
Xem thêm: Viêm quanh cuống răng do nguyên nhân gì? Triệu chứng và biến chứng
Điều trị tủy răng sữa cho bé thế nào?
Phương pháp điều trị tủy răng sữa cho bé được quyết định dựa trên cấp độ viêm tủy. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng tủy răng để lựa chọn 1 trong 3 giải pháp sau đây:
Chữa tủy gián tiếp kết hợp với phương pháp trám răng
Kỹ thuật này được bác sĩ chỉ định khi sâu răng sữa nằm sát ống tủy. Sau khi chữa tủy răng, bác sĩ sẽ trám lại lỗ sâu để ngăn chặn sâu răng tái phát.
Lấy tủy ở buồng kết hợp với phương pháp trám răng
Khi tủy buồng bị viêm nhưng tủy ở chân răng vẫn còn chắc khỏe thì bác sĩ sẽ chỉ lấy đi phần tủy bị viêm thôi. Vì vậy, phần tủy chân răng vẫn còn và giúp nuôi dưỡng răng sữa tốt hơn.
Loại bỏ sạch tủy răng viêm nhiễm ở buồng tủy, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy rồi trám lại bằng vật liệu trám răng. Làm như vậy sẽ giúp bảo vệ răng sữa của bé chắc khỏe cho đến khi mọc răng vĩnh viễn.
Xem thêm: Bé bị viêm tủy răng gây ra những ảnh hưởng và biến chứng gì?
Lấy tủy toàn bộ
Đây là trường hợp viêm tủy toàn phần bao gồm tủy trong buồng tủy và tủy ở chân răng. Tình trạng này buộc bác sĩ phải lấy hết toàn bộ tủy răng, sau đó tạo hình buồng tủy và trám lại.
Điều trị tủy răng sữa trẻ em không chỉ giúp loại bỏ đau nhức âm ỉ giúp các con thoải mái vui chơi, ăn uống, đảm bảo sức khỏe mà còn giúp định hình để răng vĩnh viễn mọc lên thẳng hàng. Vì vậy, bố mẹ cần phải đưa bé đến Nha khoa để thăm khám và chữa tủy răng ngay khi nhận thấy các vết sâu răng xuất hiện trên răng sữa.
Xem thêm:Răng sâu vào tủy có biểu hiện thế nào? Cách điều trị hiệu quả tốt nhất
Cách phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ
Trẻ em bị viêm tủy răng chủ yếu là do thói quen và sở thích ăn đồ ngọt, chăm sóc răng miệng không đúng cách gây ra sâu răng. Vì vậy, để phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ các bậc cha mẹ cần lưu ý các vấn đề trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ như sau:
- Tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng bàn chải có lông mềm, đánh răng nhẹ tay dọc theo chiều dài thân răng hoặc theo vòng tròn.
- Các bậc cha mẹ cần lưu ý là không nên đánh răng cho trẻ ngay sau khi ăn, vì lúc đó thì lượng axit trong răng khá cao gây ảnh hưởng đến men răng.
- Để khuyến khích trẻ có hình thành thói quen đánh răng thường xuyên cha mẹ nên đồng hành cùng con, lựa chọn các loại bàn chải có màu sắc, có hình dáng nhân vật mà con yêu thích hoặc thưởng cho con sau những lần chải răng…
- Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để giúp làm sạch răng một cách tốt nhất, ngăn ngừa hôi miệng.
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt, tinh bột, nước ngọt có ga và thức ăn nhanh. Mà hãy, hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt, cá,… để răng của trẻ được chắc khỏe hơn.
- Trường hợp trẻ nghiến răng khi ngủ thì nên cho trẻ đeo máng chống nghiến. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho trẻ đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi cho trẻ chơi thể thao, các trò vận động mạnh…
- Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng và kịp thời xử lý các vấn đề bất thường về răng miệng có thể xảy ra.
Xem thêm:Phương pháp lấy tủy răng và chế độ chăm sóc đúng cách sau điều trị
Hy vọng các thông tin trong bài viết này nha khoa Bảo Ngọc đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp được thắc mắc có nên điều trị tủy răng sữa cho bé không? Từ đó, lấy tủy răng cho trẻ em đúng thời điểm, trong các trường hợp cần thiết để giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe trong tương lai. Quý khách hàng gọi về hotline 0333.235.115 để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm: Hé lộ 7 sự thật về trồng răng Implant để có hàm răng hoàn hảo
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc