Cắt thắng môi, thắng lưỡi cần lưu ý những gì? Khi nào nên thực hiện

Cắt thắng môi, thắng lưỡi là một thủ thuật phẫu thuật nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và phát triển của trẻ sơ sinh. Dị tật dính thắng lưỡi và thắng môi là một tình trạng khá phổ biến. Gây hạn chế cử động của lưỡi và môi ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ, cũng như có thể tác động đến khả năng phát âm khi trẻ lớn lên. Việc cắt thắng môi, thắng lưỡi không chỉ giúp trẻ cải thiện khả năng bú mà còn ngăn ngừa những vấn đề về phát âm và ăn uống sau này.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn về khi nào cần thực hiện thủ thuật này và những lưu ý cần thiết trong quá trình phẫu thuật. Cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Cắt thắng môi, thắng lưỡi cần lưu ý những gì? Khi nào nên thực hiện

Xem thêm: Cắt phanh môi trên khi nào? Độ an toàn và lợi ích của phương pháp này

Thắng môi, thắng lưỡi là gì?

Thắng môi và thắng lưỡi (phanh môi, phanh lưỡi) là những nếp gấp niêm mạc ở miệng. Thắng môi thường nằm ở giữa môi trên và niêm mạc miệng, còn thắng lưỡi thường nằm ở mặt dưới của lưỡi, nối lưỡi với phần xương ở dưới. Các phanh trong miệng đóng vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng và tương tác hài hòa giữa môi, má, lưỡi và các cơ quan liên quan khác.

Tuy nhiên, khi có sự bất thường trong tổ chức của các thắng môi và thắng lưỡi, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về cấu trúc và chức năng, gây ra tình trạng dính thắng môi và thắng lưỡi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và môi trên, tạo ra khoang miệng không cân đối và gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và chức năng.

Tật dính thắng môi và thắng lưỡi có tính di truyền và phổ biến hơn ở bé trai hơn bé gái. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau và cần được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để đảm bảo rằng trẻ em có sự phát triển bình thường và chức năng miệng lành mạnh.

Cắt thắng môi, thắng lưỡi cần lưu ý những gì? Khi nào nên thực hiện

Xem thêm: Dính thắng môi trên ở trẻ với biểu hiện là gì? Cách chăm sóc trẻ

Khi nào cần cắt thắng môi, thắng lưỡi 

Cắt thắng môi, thắng lưỡi (phẫu thuật dính thắng môi và thắng lưỡi) thường được thực hiện trong các tình huống sau đây:

Trẻ bị dính phanh lưỡi

Cắt thắng môi, thắng lưỡi cần lưu ý những gì? Khi nào nên thực hiện

Xem thêm: Phanh môi bám thấp ở trẻ và những điều cha mẹ cần phải biết

  • Dính nhẹ: Phanh lưỡi bám vào ⅓ giữa của mặt dưới của lưỡi hoặc đầu lưỡi. Nếu trẻ có thể ăn và phát âm bình thường, không cần phẫu thuật.
  • Dính nặng: Phanh lưỡi bám vào vị trí đầu lưỡi, làm trẻ khó ăn và khó phát âm. Trong trường hợp này, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ phanh lưỡi và đảm bảo lưỡi hoạt động bình thường.

Trẻ bị dính phanh môi

Phanh môi trên bám gần hoặc qua vị trí giữa hai răng cửa trên, tạo ra khe hở lớn giữa hai răng cửa. Nếu phanh môi không đóng kín khi răng vĩnh viễn mọc, trẻ cần điều trị bằng chỉnh nha hoặc phẫu thuật cắt phanh môi.

Phanh lưỡi ít khi gây ra khe thưa, do đó, không cần phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, quyết định cắt thắng môi, thắng lưỡi nên được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ răng hàm mặt. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của trẻ và đưa ra quyết định phẫu thuật nếu cần thiết.

Xem thêm: Chi phí nhổ răng khôn tại Nha khoa Bảo Ngọc và những yếu tố ảnh hưởng

Những trường hợp chống chỉ định cắt thắng môi, má, lưỡi?

  • Bệnh nhân quá nhỏ hoặc thể trạng quá yếu: Những trẻ sơ sinh hoặc người có sức khỏe yếu không nên thực hiện cắt thắng môi, má, lưỡi do sức đề kháng không đủ để đối phó với các thủ thuật phẫu thuật.
  • Bệnh nhân hoặc người nhà chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của điều trị: Nếu bệnh nhân hoặc gia đình chưa hiểu rõ mức độ cần thiết của việc cắt thắng môi, má, lưỡi, thì không nên thực hiện phẫu thuật trong trường hợp này, vì sự chuẩn bị tâm lý là rất quan trọng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính chưa ổn định: Những bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính như các vấn đề về máu, bệnh tim mạch, tiểu đường mà chưa được điều trị ổn định, sẽ không phù hợp để thực hiện cắt thắng môi, má, lưỡi, vì có thể gây rủi ro cho sức khỏe trong quá trình phẫu thuật và phục hồi.
  • Bệnh nhân có bệnh lý mãn tính chưa được điều trị ổn định: Các bệnh lý như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch nếu chưa được kiểm soát tốt, có thể khiến phẫu thuật gặp phải những biến chứng và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh nhân.

Xem thêm: U nang chân răng là gì? Những biểu hiện và phải làm sao khi phát hiện?

Tại sao cần điều trị cắt thắng môi, má, lưỡi?

Cắt thắng môi, thắng lưỡi cần lưu ý những gì? Khi nào nên thực hiện

Xem thêm: Phẫu thuật miệng cười được thực hiện thế nào? Thông tin bạn cần biết

  • Dính thắng lưỡi sẽ dẫn đến những hạn chế cử động của đầu lưỡi. Ảnh hưởng tới chức năng nuốt, chức năng bú, làm cho trẻ sơ sinh khó bú và gây đau núm vú của mẹ. Đôi khi làm trẻ chậm lên cân, kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Đến độ tuổi tập nói, tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.
  • Dính thắng lưỡi còn làm lệch lạc răng và gây ảnh hưởng xấu tới mô nha chu của các răng cửa hàm dưới.
  • Thắng môi bám thấp, đặc biệt là thắng môi bám thấp độ 3, 4 sẽ không chỉ ảnh hưởng tới môi và xương hàm. Nó còn tác động tới mô nha chu vùng răng cửa trên dẫn đến tiêu xương, tụt nướu, túi nha chu, răng mọc lệch lạc, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, gây khe thưa răng cửa và mất thẩm mỹ hài hòa khuôn mặt.

Lưu ý cho trẻ sau khi cắt thắng lưỡi, thắng môi

Vệ sinh miệng

Sau khi cắt thắng lưỡi, thắng môi giữ vệ sinh răng miệng là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng.

  • Với trẻ sơ sinh, sau mỗi lần bú, hãy nhẹ nhàng vệ sinh miệng cho trẻ bằng miếng gạc mềm hoặc gạc rơ lưỡi.
  • Với trẻ lớn hơn cũng tương tự, cần vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn và cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm sạch miệng.

Xem thêm: Cắt môi trái tim là gì? Những ai cần thực hiện và lưu ý điều gì?

Chế độ dinh dưỡng

Về chế độ dinh dưỡng, sau khi cắt thắng lưỡi, thắng môi trong vài ngày đầu nên chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó có thể dần dần bổ sung các bữa ăn nhẹ: ăn thức ăn mềm, lỏng và nguội trong giai đoạn lành thương.

Trẻ lớn hơn thì ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, tránh vị chua, cay, nóng.

Hướng dẫn trẻ tập vận động lưỡi

Sau khi vết thương lành, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tập vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

  • Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên.
  • Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau khi cắt, uốn lưỡi lên trên, thè lưỡi ra ngoài.

Cắt thắng môi, thắng lưỡi cần lưu ý những gì? Khi nào nên thực hiện

Xem thêm: Phẫu thuật miệng cười được thực hiện thế nào? Thông tin bạn cần biết

Chú ý các biến chứng

  • Mặc dù phẫu thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng. Cha mẹ nên để ý các dấu hiệu liên quan đến nhiễm trùng, bao gồm sốt, bầm tím hoặc sưng tấy trong miệng. Nếu con gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này hoặc nếu trẻ bất thường trong ăn uống hoặc bị đau nhiều, cần thăm khám bác sĩ.
  • Thông thường, sau phẫu thuật, tại chỗ cắt thắng lưỡi sẽ có vết màu trắng. Đó là diễn biến bình thường sau mổ bằng laser. Nếu thấy dấu hiệu này các mẹ không cần quá lo lắng. Vết màu trắng này sẽ hết và tổn thương sẽ lành sau một vài tuần.

Xem thêm: Cắt phanh môi là gì? Điều cần biết về phanh môi và thực hiện an toàn

Một số lưu ý khác

  • Để ý, tránh cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng.
  • Không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.

Bên cạnh các lưu ý trên, cha mẹ cần tuân thủ việc cho trẻ uống thuốc và tái khám đúng chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ tái khám sau 1 tuần và sau 1 tháng để đánh giá kết quả phẫu thuật và khả năng phục hồi chức năng của lưỡi.

Mong rằng bài viết trên đây của nha khoa Bảo Ngọc đã có thể mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và giải đáp thắc mắc một cách rõ rằng. Nếu con trẻ của bạn đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy đến nay với Nha khoa Bảo Ngọc để được các bác sĩ thăm khám và đánh giá tình hình, từ đó đưa ra được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Để được giải đáp mọi thắc mắc quý khách hàng gọi về hotline 0333.235.115 của Nha khoa Bảo Ngọc để được tư vấn cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm: Top 1 niềng răng thẩm mỹ tại Nha khoa Bảo Ngọc uy tín hiện nay

Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả.

👉 Dịch vụ hàng đầu:

  • Tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ.
  • Trồng răng Implant, dán sứ Veneer.
  • Răng sứ, răng giả, nha chu.
  • Răng trẻ em, nha khoa tổng quát
  • Khám và điều trị các vấn đề răng miệng chuyên sâu.

Tại sao chọn chúng tôi?

  • Bác sĩ tay nghề cao, tận tâm với từng bệnh nhân.
  • Chi phí hợp lý, minh bạch, không phát sinh.
  • Quy trình chuẩn y khoa, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.

📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.

📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc