Viêm nha chu ở trẻ em có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khoẻ và quá trình phát triển răng hàm sau này. Chính vì thế việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân cũng như có biện pháp chữa trị phù hợp càng sớm càng tốt là khuyến cáo chung của các bác sĩ. Vậy viêm nha chu ở trẻ em là gì, đâu là những triệu chứng nhận biết. Bài viết dưới đây Nha khoa Bảo Ngọc chia sẻ đến bạn kiến thức giúp phát hiện bệnh viêm nha chu ở trẻ em dễ dàng nhé!
Bệnh viêm nha chu ở trẻ em là gì?
“Viêm nha chu” là thuật ngữ thông dụng trong nha khoa mô tả tình trạng viêm nướu và các tổ chức xung quanh răng. Ban đầu, viêm nha chu chỉ ảnh hưởng đến vùng mô mềm là nướu răng. Về sau này, bệnh còn phát triển nghiêm trọng đến phần xương ổ răng – nơi có vai trò quan trọng đối với việc duy trì răng khoẻ mạnh. Từ đó, khiến răng thiếu gắn kết với tổ chức nâng đỡ răng.
Do đó, bệnh viêm nha chu ở trẻ em là không thể xem thường. Nó không những gây ra cảm giác đau nhức mà còn khiến các bạn trẻ mất tập trung và còn để lại nhiều hậu quả sau này nếu không được chữa trị đúng cách. Ngoài ra, khi mắc viêm nha chu, nồng độ vi khuẩn sẽ ở mức cao trong khoang miệng. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu và gia tăng khả năng mắc thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Một số dấu hiệu và triệu chứng viêm nha chu ở trẻ em
Trong giai đoạn nhẹ, viêm nha chu sẽ không có triệu chứng gì. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm nha chu ở trẻ em sẽ có một vài triệu chứng như:
- Khi đánh răng nướu có thể bị chảy máu. Trường hợp nghiêm trọng hơn là khi nướu bị chảy máu kể cả khi không có bất cứ tác động gi.
- Trẻ bị hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi khó chịu trong miệng.
- Nướu không có màu hồng như ban đầu mà lại đã chuyển thành màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm.
- Nướu bị viêm sưng to và bắt đầu tách ra khỏi răng.
- Có men răng (vôi) bám ở kẽ răng.
- Có mủ hoặc chất nhầy tiết ra ở chân răng, gây cảm giác đau.
Cách chữa trị và chăm sóc bé bị viêm nha chu
Vệ sinh răng miệng phù hợp.
- Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 phút, đánh răng vào buổi sáng sớm lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để giúp ngăn ngừa và điều trị sâu răng.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc dùng bàn chải kẽ răng thường xuyên, tối thiểu là hàng ngày, trước khi đánh răng để tăng khả năng làm sạch.
- Cạo sạch vôi răng và loại bỏ những mảng bám trên răng.
- Trong những trường hợp xuất hiện túi mủ và bệnh đã tiến triển quá nặng dẫn đến tình trạng bé đau nhức dữ dội hoặc nướu viêm sưng tấy, bác sĩ sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ túi mủ và tình trạng nhiễm trùng. Ở trường hợp nặng hơn, bệnh khiến răng bé bị lung lay, vùng ổ răng đã tổn thương quá nặng, bác sĩ sẽ cần phải nhổ bỏ răng nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương đến những vùng xung quanh.
Nói tóm lại, bệnh viêm lợi ở trẻ em là bệnh lý khá phức tạp hiện nay mà người lớn không để ý. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời và có hướng xử trí đúng phương pháp dựa trên phác đồ chỉ định của bác sĩ. Do đó, nếu các bé đang mắc phải những vấn đề răng miệng nêu trên đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đến ngay Nha khoa Bảo Ngọc để được điều trị. Tránh để tình trạng này quá lâu dẫn đến hỏng răng, thậm chí là rụng răng, ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng sau này của bé.