Tìm hiểu bệnh viêm khớp hàm với phương pháp điều trị như thế nào?

Bệnh viêm khớp hàm mặc dù không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng có thể gây ra những di chứng và hậu quả không nhỏ. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng nhai, gây cứng khớp và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận thức rõ nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp hàm là rất quan trọng. Giúp người bệnh có thể lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp và an toàn.

 Cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu bệnh viêm khớp hàm có triệu chứng và cách điều trị viêm khớp hàm. Nhằm nâng cao sự hiểu biết và bảo vệ sức khỏe cho bản thân hãy theo dõi bài viết này nhé!

bệnh viêm khớp hàm

Bệnh viêm khớp hàm thái dương là gì? 

Khớp thái dương hàm là hai khớp nối giữa hàm dưới và hộp sọ, nằm ở phía trước mỗi tai. Chúng là các khớp trượ và xoay bao gồm xương hàm dưới (hàm dưới) và xương thái dương (bên và đáy hộp sọ).

Đây là một trong bộ phận khớp phức tạp nhất trong cơ thể con người. Khớp thái dương hàm cùng với một số cơ liên quan, cho phép di chuyển hàm lên xuống, sang bên, tiến và lùi. Khi các xương hàm và khớp được căn chỉnh đúng cách, các hoạt động như nhai, nói, ngáp và nuốt có thể diễn ra một cách trơn tru. Tuy nhiên, nếu các cấu trúc này bao gồm cơ, dây chằng, đĩa đệm, xương hàm và xương thái dương, không thẳng hàng và không đồng bộ trong chuyển động. Điều này nguy cơ  sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không lường trước. .

Một trong những tình trạng phổ biến liên quan đến khớp thái dương hàm là bệnh viêm khớp hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm hoặc rối loạn khớp thái dương hàm). Rối loạn này ảnh hưởng đến cơ hàm, khớp thái dương hàm và các dây thần kinh liên quan. Từ đó gây ra cơn đau hàm mặt mãn tính. Bất kỳ vấn đề nào ngăn cản sự hoạt động hài hòa của hệ thống phức tạp này có thể dẫn đến bệnh viêm khớp hàm.

bệnh viêm khớp hàm

Viện Nghiên cứu Răng Hàm Mặt Quốc gia đã phân loại bệnh viêm khớp hàm thành các nhóm chính sau:

  • Đau thần kinh: Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh viêm khớp hàm. Tình trạng này gây ra sự khó chịu hoặc đau ở vùng cân bằng (mô liên kết bao phủ các cơ) và các cơ kiểm soát chức năng hàm, cổ và vai.
  • Sự sắp xếp bên trong của khớp: Tình trạng này xảy ra khi một trong hai hàm bị lệch hoặc có sự lệch đĩa đệm (đệm sụn giữa đầu xương hàm và hộp sọ). Ngoài ra, chấn thương cơ cũng có thể xảy ra khiến đầu tròn của xương hàm không khớp đúng với xương sọ thái dương.
  • Bệnh thoái hóa khớp: Nhóm này bao gồm các tình trạng như viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp ở khớp hàm.

Người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều tình trạng này cùng một lúc. Viêm khớp thái dương hàm là một dạng bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc căn bệnh này thường cao hơn ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì và mãn kinh.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm khớp hàm hiện nay

Hiện tượng đau ở khớp thái dương hàm thường xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mặt của người bệnh. Ban đầu, triệu chứng có thể chỉ là những cơn đau nhẹ và thường tự khỏi. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các cơn đau liên tục và dữ dội, đặc biệt khi ăn và nhai.

Các cơn đau này chủ yếu diễn ra trong và xung quanh tai, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc mở miệng và đóng miệng cũng như trong cử động hàm. Khi mở miệng hoặc nhai, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng kêu khớp, thường phải giữ miệng lệch sang một bên. Dẫn đến tình trạng mỏi hàm và sự cắn không đều.

Nếu khớp thái dương hàm đang bị đau, việc nhai có thể làm cơn đau tăng lên và xuất hiện tiếng kêu lục cục. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã bước vào giai đoạn nặng và bệnh nhân cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng.

Một số triệu chứng khác bao gồm: nhức mặt, đau đầu, mỏi gáy, ù tai, buồn nôn, nhức thái dương, viêm khớp thái dương hàm sưng to ở một hoặc hai bên, phì đại cơ hàm ở bên khớp bị viêm làm cho khuôn mặt của bạn bị sưng to và bị mất cân xứng.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có giãn khớp. Khi khớp bị giãn, nguy cơ trật khớp và dính khớp sẽ gia tăng. Lúc này, các đầu khớp bắt đầu thoái hóa dẫn đến hiện tượng dính giữa đĩa khớp và đầu xương.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là thủng đĩa khớp. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra sự phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp, khiến bệnh nhân không thể há miệng được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm

bệnh viêm khớp hàm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, viêm khớp quai hàm sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Để giảm tình trạng đau cơ và đau khớp thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm Corticoid: Giúp giảm viêm và đau hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Dùng để làm giảm cơn đau nhẹ đến vừa.
  • Các thuốc NSAIDs: Như Meloxicam và Diclofenac có tác dụng giảm viêm và đau.
  • Thuốc giãn cơ Eperisone: Hỗ trợ làm giảm tình trạng co thắt cơ.

Ngoài việc sử dụng thuốc để tăng hiệu quả giảm tình trạng bệnh viêm khớp hàm trong điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bài thuốc dân giãn chữa viêm khớp hàm thái dương bằng trị liệu vật lý, chẳng hạn như chườm nóng, xoa bóp cơ và chiếu tia hồng ngoại. Những biện pháp này giúp hỗ trợ quá trình hồi phục và cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Nếu các tác nhân từ răng hàm mặt là nguyên nhân dẫn đến bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp chỉnh hình, bao gồm:

  • Phục hồi thẩm mỹ răng: Cải thiện hình thức và chức năng của răng.
  • Nhổ bỏ răng: Trong trường hợp cần thiết để giảm áp lực lên khớp.
  • Niềng răng: Điều chỉnh vị trí răng để cải thiện khớp cắn.
  • Điều chỉnh khớp cắn:: Đảm bảo các răng khớp với nhau đúng cách.
  • Phẫu thuật xương ổ răng: Can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết.

Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị này, tình trạng có thể cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hoặc với nguyên nhân phức tạp quá trình điều trị bệnh viêm khớp hàm có thể kéo dài cả năm. Đôi khi, người bệnh còn phải sống chung với bệnh này suốt đời.

Để ngăn chặn các biến chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp quai hàm. Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc dai và tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến khớp hàm như cắn móng tay, nghiến răng, cắn chặt răng hoặc chống cằm.

Bài viết trên chia sẻ kiến thức cho bạn bệnh viêm khớp hàm thái dương với cách điều trị hiệu quả không chỉ giúp giảm đau và triệu chứng mà còn ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Do đó, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của bệnh viêm khớp hàm hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. Liên hệ với Nha khoa Bảo Ngọc qua 0333.235.115 để được tư vấn chi tiết và bắt đầu điều trị bệnh viêm khớp hàm bạn nhé!