Thoát mê là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình gây mê, đánh dấu thời điểm bệnh nhân dần phục hồi sau khi kết thúc phẫu thuật. Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ của thuốc mê và những tác động còn lại từ quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy, việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân một cách cẩn thận trong giai đoạn thoát mê là vô cùng cần thiết để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu chi tiết về giai đoạn thoát mê và các lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Nha khoa gây mê là gì? Lợi ích và rủi ro khi sử dụng dịch vụ này
Thoát mê là gì?
Thoát mê là thời kỳ người bệnh được ngừng sử dụng thuốc mê đường tĩnh mạch hay đường hô hấp, hết tác dụng của thuốc đến khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn và các chức năng của cơ thể trở về bình thường, như chức năng hô hấp, tuần hoàn… Các thuốc gây mê thường đào thải khá nhanh, giai đoạn thoát mê này thường kéo dài trong vài giờ, khoảng từ 2-3 giờ.
Trong thời kỳ thoát mê này tuy bệnh nhân đã tỉnh nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của phẫu thuật như: Chảy máu, đau sau phẫu thuật.. và những tác động của thuốc mê, các thuốc hỗ trợ khác như thuốc an thần, thuốc giãn cơ, biến chứng sau rút nội khí quản…Ở giai đoạn thoát mê người bệnh được theo dõi ở phòng sau mổ, đến khi tỉnh hẳn để phát hiện sớm những bất thường xảy và xử lý kịp thời.
Sau khi thuốc mê bắt đầu hết tác dụng, bệnh nhân sẽ dần dần tỉnh táo và có thể cảm thấy một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau nhức do tác động của phẫu thuật. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ngay sau khi tỉnh lại, và cần được theo dõi chặt chẽ để có phương án điều trị thích hợp. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, và tình trạng hô hấp của bệnh nhân.
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thoát mê là việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau để giảm thiểu cảm giác khó chịu và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần phải được kiểm soát cẩn thận để tránh tình trạng lạm dụng thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra trong quá trình theo dõi bệnh nhân sau mổ, các bác sĩ cũng chú ý đến những biến chứng có thể xảy ra như khó thở, rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề liên quan đến vết mổ. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra, bác sĩ sẽ can thiệp ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân.
Giai đoạn thoát mê kết thúc khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể giao tiếp bình thường và các chức năng cơ thể ổn định. Lúc này, bệnh nhân có thể được chuyển sang phòng điều trị hoặc tiếp tục theo dõi nếu cần thiết.
Xem thêm: Tác dụng của thuốc mê bay hơi? Phân loại các thuốc gây mê tốt nhất
Giai đoạn thoát mê khi gây mê
Giai đoạn thoát mê là khoảng thời gian được tính từ lúc người bệnh được dừng hẳn việc sử dụng thuốc gây mê được tiêm vào đường tĩnh mạch hoặc thông qua đường hô hấp khiến thuốc dần bắt đầu hết tác dụng, cho đến khi bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo và các chức năng, tế bào của cơ thể khôi phục về mức bình thường. Các loại thuốc gây mê thường được đào thải khá nhanh nên thường giai đoạn thoát mê chỉ kéo dài trong khoảng từ 2-3 tiếng.
Trong lúc này, mặc dù bệnh nhân trông như đã tỉnh táo, tuy nhiên họ vẫn sẽ còn chịu một vài dư âm từ cuộc phẫu thuật trước đó như: Đau, chảy máu từ vết thương sau khi phẫu thuật, các tác động xấu của thuốc gây mê và thuốc hỗ trợ kèm theo, biến chứng sau phẫu thuật,…
Các biến chứng thường gặp khi thoát mê
Một vài biến chứng thường xảy ra với bệnh nhân trong suốt quá trình hồi phục là:
- Tăng thân nhiệt ác tính: Co giật, tăng kali máu, sốt cao từ 40 độ trở lên, tím tái là một số dấu hiệu cho thấy người bệnh bị tăng nhiệt độ ác tính sau khi gây mê, điều này có nhiều khả năng làm tăng cao nguy cơ tử vong.
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Tụt lưỡi gây tắt hầu, trường hợp bị tắc nghẽn hầu và thanh quản có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đầu, mặt cổ thường gặp ở người già, người béo phì và trẻ em.
- Truỵ tim: Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc bị thừa CO2 trong giai đoạn sau gây mê hoặc mất nhiều máu sau phẫu thuật. Hay gặp ở người mất nước, mất điện giải nặng, người thiếu đạm dạng kéo dài.
- Nôn: Tình trạng này xảy ra có thể là do dạ dày ứ đọng thức ăn, chưa hết ảnh hưởng tác dụng của thuốc mê gây buồn nôn hoặc chưa hút hết dịch dạ dày.
- Hạ thân nhiệt: Hạ thân có thể nhiệt khiến tốc độ trao đổi chất bị chậm lại từ đó làm chậm quá trình chuyển hóa và đào thải thuốc mê, dẫn đến thời gian hồi phục bị kéo dài hơn.
- Viêm, xẹp phổi: Hậu quả của tắc nghẽn đường thở thường xảy ra ở người già và trẻ em.
- Ngừng tim, ngừng thở: Tiêm thuốc mê tĩnh mạch nồng độ cao, tiêm nhanh, thuốc giãn cơ, bệnh nhân nín thở lâu do không chịu được mùi thuốc là những nguyên nhân dẫn đến ngừng thở, tím tái, co giật, trụy tim và có nguy cơ rất cao dẫn đến tử vong.
Xem thêm: Gây mê phẫu thuật cần lưu ý những gì trước và sau khi thực hiện?
Những lưu ý trong giai đoạn thoát mê
Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình gây mê đều có thể xảy ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, kể cả ở giai đoạn thoát mê sau khi bệnh nhân đã tỉnh lại vẫn có nguy cơ xảy ra một số biết chứng nên cần theo dõi kỹ những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn này.
Sau khi thoát mê người bệnh có thể xuất hiện một số các biến chứng như:
- Nôn: Nôn sau khi thoát mê có thể do tác dụng của thuốc gây mê còn gây nôn hoặc do hút dịch dạ dày không hết.
- Tắc đường hô hấp trên như: Tụt lưỡi làm lưỡi đè vào thanh môn thường gặp ở người già, người béo phì và trẻ em.
- Nguy cơ do rút ống nội khí quản sớm: Khi gây mê có thể phải đặt ống nội khí quản, khi rút ống nội khí quản có thể làm bệnh nhân bị ho, sặc, co cơ thanh quản. Hoặc suy hô hấp do rút nội khí quản quá sớm bệnh nhân chưa tỉnh hẳn, chưa thể tự thở.do đó cần đánh giá tình trạng tri giác, hô hấp tim mạch, hết tác dụng các thuốc gây mê và độ giãn cơ trước khi rút ( TOF> 90%)
- Phù thanh môn: Hiếm gặp, có thể do tác động của thuốc gây mê gây ra, hay do tổn thương khi đặt nội khí quản, rút ống nội khí quản.
- Trụy tim mạch: Có thể do thừa C02 ở giai đoạn sau gây mê, phẫu thuật mất máu nhưng chưa bù đủ.
- Người bệnh có thể hạ thân nhiệt nhất là khi mới thoát mê, sau đó một thời gian nhiệt độ trở về bình thường.
- Tăng nhiệt độ ác tính: Người bệnh sau khi gây mê có thể dẫn đến tăng nhiệt độ, sốt cao từ 40-41 độ C, người tím tái, co giật, tăng kali máu, có nguy cơ tử vong.
- Viêm phổi, xẹp phổi: Hay gặp ở người già và trẻ em do tắc đường thở.
- Tử vong: Tỷ lệ tử vong do gây mê rất hiếm gặp có thể xảy ra với tỷ lệ 1/250.000 trường hợp, thay đổi tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, như bệnh nhân có bệnh lý nghiêm trọng.
Xem thêm: 5 Điều bạn cần biết về tiền mê trước khi thực hiện phẫu thuật
Điều cần chú ý khi theo dõi người bệnh trong giai đoạn thoát mê
- Khi người bệnh thoát mê được đưa vào phòng theo dõi sau phẫu thuật, thì cần theo dõi kỹ những dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, màu sắc da (như tím tái hay nhợt nhạt nguy cơ thiếu máu), đặc biệt ở trẻ em những dấu hiệu biểu hiện bên ngoài rất quan trọng.
- Theo dõi các dấu hiệu suy hô hấp: Bệnh nhân khó thở, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp.
- Tư thế người bệnh nên để nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu nghiêng sang 1 bên để tránh hiện tượng trào ngược vào đường hô hấp.
- Cần hỏi, trò chuyện với người bệnh để kích thích người bệnh nhanh chóng hồi tỉnh.
- Kiểm tra thường xuyên sự cử động cơ trở lại, chú ý sự hồi tỉnh của bệnh nhân về ý thức, cảm giác và vận động.
- Nếu đặt ống nội khí quản thì rút khi bệnh nhân tự thở lại được, tránh rút quá sớm khi bệnh nhân chưa tỉnh táo, chưa tự thở được hay quá muộn sẽ gây kích thích đường hô hấp, lên cơn hen.
- Để thoát mê nhanh đôi khi sử dụng các chất hòa giải để hòa giải tác động của thuốc gây mê, từ đó người bệnh nhanh tỉnh hơn.
- Sau khi thoát mê có hiện tượng giảm thân nhiệt nên cần giữ ấm cho người bệnh ở giai đoạn này.
- Lưu ý khi thoát mê không có nghĩa là bệnh nhân sẽ tỉnh táo hoàn toàn như người bình thường mà một vài hệ quả có thể tồn tại trong nhiều giờ sau khi gây mê chấm dứt như vẫn còn thấy giảm cảm giác ở một phần nào đó của cơ thể cho đến khi hết hoàn toàn thuốc mê trong máu.
Người bệnh sau phẫu thuật và đang trong gai đoạn thoát khi gây mê cần được theo dõi kỹ càng ở phòng hồi sức sau mổ cho đến khi bình phục trở lại nhằm theo dõi và tránh những biến chứng bất thường có thể xảy ra và giúp bác sĩ, y tá có thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Quý khách hàng có thắc mắc gì gọi về hotline 0333.235.115 của Nha khoa Bảo Ngọc để được tư vấn.
Có thể bạn quan tâm: Hé lộ 7 sự thật về trồng răng Implant để có hàm răng hoàn hảo
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc