Dây thần kinh số 5 nằm ở đâu? Chức năng của dây thần kinh số V là gì?

Đau dây thần kinh số V (hay còn gọi là dây thần kinh sinh ba) là một trong những dạng đau thần kinh phổ biến và đặc biệt “ám ảnh” bởi cơn đau thường đến bất ngờ, dữ dội như điện giật, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dây thần kinh số 5 nằm ở đâu, nó giữ vai trò gì trong cơ thể, và vì sao lại có thể gây nên những cơn đau “tưởng như không thể chịu nổi”.

Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Bảo Ngọc sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chức năng, vị trí dây thần kinh số V và các dấu hiệu bất thường liên quan để từ đó có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bệnh đau dây thần kinh số 5 gây hậu quả gì? Nó có nguy hiểm không?

Dây thần kinh số 5 là gì?

Dây thần kinh số 5, còn gọi là dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve – CN V), là dây thần kinh sọ lớn nhất trong 12 đôi dây thần kinh sọ não của con người. Đây là một dây thần kinh hỗn hợp, đảm nhiệm cả chức năng cảm giác lẫn vận động.

Cụ thể:

  • Chức năng cảm giác: Dây thần kinh số V thu nhận cảm giác từ da mặt, niêm mạc miệng, răng, xoang, và một phần của lưỡi. Chính vì thế, những cơn đau liên quan đến dây thần kinh này thường khu trú rõ ở vùng má, trán, cằm và quanh mắt.
  • Chức năng vận động: Điều khiển các cơ nhai, giúp thực hiện các động tác như nhai, cắn, siết hàm.

Dây thần kinh số 5 nằm ở đâu? Chức năng của dây thần kinh số V là gì?

Xem thêm: Viêm dây thần kinh số 5 có biểu hiện gì? Chẩn đoán bệnh chính xác

Vị trí dây thần kinh số 5 nằm ở đâu?

Dây thần kinh sọ số 5 (dây thần kinh sinh ba) bắt nguồn từ thân não, cụ thể là từ mặt bên trước của cầu não – một phần thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm giữa não giữa và hành não. Đây là vị trí trung gian, gần tiểu não (cerebellum) và não thất IV (fourth ventricle), nơi điều hòa nhiều chức năng sống cơ bản của cơ thể.

Sau khi rời khỏi cầu não, dây thần kinh số 5 sẽ phình to thành hạch sinh ba (trigeminal ganglion) – còn gọi là hạch Gasserian hoặc hạch hình bán nguyệt. Hạch này đóng vai trò như một “trạm trung chuyển” cảm giác và nằm trong hang Meckel – một khoang nhỏ được bao bọc bởi màng não, thuộc vùng hố sọ giữa (middle cranial fossa) – tức phần giữa nền sọ trong hộp sọ của bạn.

Từ hạch này, dây thần kinh số 5 tỏa ra ba nhánh chính:

  • Nhánh V1 (thần kinh mắt): đi lên vùng trán, da đầu, mắt.
  • Nhánh V2 (thần kinh hàm trên): đi ngang qua má, mũi, môi trên.
  • Nhánh V3 (thần kinh hàm dưới): đi xuống cằm, hàm dưới và đồng thời kiểm soát các cơ nhai.

 Vì dây thần kinh số 5 phân bố rộng khắp vùng mặt, nên bất kỳ tổn thương hoặc viêm nhiễm nào cũng có thể gây đau nhức dữ dội lan từ trán, mũi, má đến cằm – điển hình là bệnh đau dây thần kinh sinh ba.

Dây thần kinh số 5 nằm ở đâu? Chức năng của dây thần kinh số V là gì?

xem thêm: Điều trị đau dây thần kinh số 5 và chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân

Đau dây thần kinh V ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? 

Dây thần kinh số V hay còn gọi là dây thần kinh tam thoa, chia nhánh tại hàm trên, hàm dưới và vùng mắt, thực hiện vai trò dẫn truyền cảm giác của vùng mặt này đến não. Ngoài ra, dây thần kinh V còn điều khiển hoạt động tiết nước bọt, hoạt động của cơ nhai hay việc tạo nước bọt. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, cơn đau thường xuất hiện đột ngột nhưng nghiêm trọng, kéo dài khoảng dưới 1 phút.

Dây thần kinh số V có nhánh ở cả hai bên mặt, song hầu hết trường hợp chỉ bị đau ở một bên, số ít là đau 2 bên. Tỉ lệ mắc phải cơn đau này cao hơn ở người già, nhất là những người trên 70 tuổi. Cơn đau này là khá hiếm gặp, song những người mắc phải cho biết cơn đau giống như điện giật hoặc cảm giác như bị đâm bởi 1 vật rất sắc nhọn.

Đau dây thần kinh V khởi phát theo đợt không theo quy luật nào, mỗi đợt chỉ kéo dài vài giây nhưng nhiều đợt với mức độ đau nghiêm trọng khiến người bệnh tưởng chừng cơn đau kéo dài lâu. Ngoài gây đau đớn thì người bệnh không có biểu hiện hay triệu chứng nghiêm trọng nào khác. Một số người sau khi cơn đau qua di, khi ấn vào 1 số điểm như dưới ổ mắt, trên ổ mắt, trên lỗ cằm. Đây cũng là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán đau dây thần kinh V.

Xem thêm: Liệt dây thần kinh số 7 có triệu chứng gì? Căn nguyên do đâu?

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh V thường gặp

Nguyên nhân chính xác gây đau dây thần kinh V vẫn chưa được xác định rõ, dựa trên đặc điểm cơn đau, một số yếu tố nguy cơ cao bao gồm:

 Do khối u chèn ép

Khi dây thần kinh V bị chèn ép bởi khối u nằm ở vùng lân cận của góc cầu – tiểu não hoặc vùng góc cầu – tiểu não như: u ác tính di căn, u màng não, u nang thượng bì, túi phình động mạch,… cơn đau có thể xuất hiện song không biết chính xác về tần suất hay mức độ đau đặc thù gặp phải.

Xem thêm: Viêm tuyến nước bọt dưới hàm do đâu? Triệu chứng của bệnh như thế nào?

 Do chèn ép mạch máu

Ngoài chèn ép trực tiếp vào dây dây thần kinh V thì chèn ép mạch máu được cho là có liên quan đến khoảng 60% trường hợp bệnh. Thường gặp nhất là chèn ép ở động mạch tiểu não trên, thường gặp ở nhóm người cao tuổi nhưng nguyên nhân khiến mạch máu chèn ép ảnh hưởng đến dây dây thần kinh V thì không rõ.

 Do virus

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, đau dây thần kinh V đặc hiệu có liên quan mật thiết đến 1 loại virus nhiễm trùng, gây tổn thương ở nhánh dây thần kinh sọ ngoại biên hoặc hạch Gasser.Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, đau dây thần kinh V còn có thể do chấn thương, thủ thuật can thiệp tại vùng mặt như nhổ răng, gọt hàm, sửa mũi,… Những chấn thương nặng vùng đầu mặt, điển hình là gãy xương nền sọ thường gây đau dây thần kinh V nghiêm trọng.

Xem thêm: Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 và cách phòng tránh bệnh tốt nhất

Triệu chứng đau dây thần kinh số V

Dấu hiệu đau dây thần kinh V điển hình

  • Có khi đau tới mức gần như không thể chịu đựng được. Có khi do sợ đau, bệnh nhân không dám ăn do khi nhai sợ bị kích động gây cơn đau, do vậy bệnh nhân bị gầy sút đi.
  • Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng.
  • Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút.
  • Cơn đau có thể tái đi tái lại hàng ngày không theo quy luật nhất định, tần suất của cơn đau quyết định độ nặng của bệnh.
  • Ở bệnh nhân cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân hoặc khi có kích thích như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói, nhăn mặt, chạm vào mặt, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
  • Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa theo Hiệp hội Đau đầu quốc tế là: các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới 2 phút.

Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán và điều trị liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả

Cơn đau có ít nhất 4 trong các đặc điểm

  • Đau đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng
  • Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa
  • Cường độ nặng
  • Bị kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt hay đánh răng
  • Giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng.

Dây thần kinh số 5 nằm ở đâu? Chức năng của dây thần kinh số V là gì?

Xem thêm: Top 11 bệnh lý răng hàm mặt thường gặp mà bạn đang lo lắng nhất  

Đau dây thần kinh số V có nguy hiểm không?

Bệnh đau dây thần kinh số V không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu như không được thăm khám, kiểm tra và phát hiện bệnh sớm.

Nếu để bệnh có thời gian phát triển, dây thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng sẽ gây liệt nửa mặt, nếu như dây thần kinh số V bị tê liệt hoặc các cơn đau ảnh hưởng sang dây thần kinh số VII.

Mặc dù bệnh ít nguy hiểm nhưng rất dễ chẩn đoán nhầm sang các vấn đề về răng miệng. Việc chẩn đoán sai khiến quá trình điều trị không mang lại hiệu quả.

Xem thêm: Nguyên nhân gây nên bệnh liệt dây thần kinh số 7 mà bạn không hay biết

Dây thần kinh số 5 có chức năng gì?

Dây thần kinh số 5 được chia thành ba nhánh chính: nhánh mắt (V1), nhánh hàm trên (V2) và nhánh hàm dưới (V3). Mỗi nhánh đảm nhận những chức năng riêng biệt:

Chức năng nhánh thần kinh mắt

Nhánh mắt (ophthalmic nerve – V1) là nhánh cảm giác, cung cấp thông tin cảm giác cho các khu vực sau:

  • Trán và da đầu
  • Mí mắt trên và kết mạc
  • Giác mạc
  • Phần trên của mũi
  • Tuyến lệ
  • Các xoang trán, xoang sàng và xoang bướm

Nhánh này cũng đóng vai trò trong phản xạ giác mạc, giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại.

Chức năng nhánh thần kinh hàm trên

Nhánh hàm trên (maxillary nerve – V2) cũng là một nhánh cảm giác, cung cấp thông tin cảm giác cho các khu vực sau:

  • Mí mắt dưới
  • Lỗ mũi và môi trên
  • Răng và nướu hàm trên
  • Niêm mạc mũi
  • Vòm miệng và phần trên của hầu
  • Các xoang hàm trên, xoang sàng và xoang bướm

Nhánh này cho phép cảm nhận các kích thích như chạm, đau và nhiệt độ ở các khu vực kể trên.

Xem thêm: Tác dụng châm cứu liệt dây thần kinh số 7? Điều trị trong bao lâu

Chức năng nhánh thần kinh hàm dưới

Nhánh hàm dưới (mandibular nerve – V3) là nhánh duy nhất thực hiện đồng thời chức năng cảm giác và vận động:

Chức năng cảm giác: Cung cấp cảm giác cho:

  • Môi dưới
  • Răng và nướu hàm dưới
  • Cằm và hàm (trừ góc hàm, được cung cấp bởi dây thần kinh C2 – C3)
  • Phần của tai ngoài.
  • Phần của màng não.

Chức năng vận động: Điều khiển các cơ nhai, bao gồm:

  • Cơ cắn
  • Cơ thái dương
  • Cơ chân bướm trong và ngoài.

Xem thêm: Bị liệt dây thân kinh số 7 có nguy hiểm không? Làm thế nào để tránh

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh V

Hai phương pháp chính trong điều trị đau dây thần kinh V là nội khoa và ngoại khoa, tùy vào mức độ bệnh qua chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Điều trị nội khoa

Đau dây thần kinh V thường không đáp ứng với morphin hay thuốc giảm đau thông thường, vì thế chủ yếu được dùng thuốc hướng thần kinh và tâm thần. Đây cũng là một đặc điểm phân biệt đau dây thần kinh V với các cơn đau dạng khác.

Khi dùng thuốc này để giảm đau, cần lựa chọn thuốc với chủng loại và dùng với liều lượng thích hợp, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu trên những bệnh nhân bị đau dây thần kinh V, hầu hết ở giai đoạn đầu vẫn đáp ứng điều trị với nội khoa.

Tuy nhiên khi cơn đau lặp lại, sử dụng thuốc nhiều lần thì tác dụng giảm đau sẽ không còn. Vì thế khoảng 75% dùng thuốc không còn hiệu quả phải chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa

Những bệnh nhân bị đau dây thần kinh V nặng nề, dùng thuốc không hiệu quả hoặc không thể dùng thuốc sẽ phải can thiệp thủ thuật và phẫu thuật. Các phương pháp can thiệp thường dùng bao gồm: phẫu thuật giải ép vi mạch máu, nhiệt đông dây thần kinh V qua da, chèn ép hạch Gasser qua da, tiêm glycerol trong bể thần kinh sinh ba,…

Trong các phương pháp can thiệp trên thì phẫu thuật giải ép vi mạch máu được áp dụng rộng rãi hơn quả, gây ít biến chứng và đem lại hiệu quả giảm đau lâu dài.

Như vậy, điều trị đau dây thần kinh V cần dựa trên chẩn đoán chính xác về bệnh và mức độ bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng thuốc để giảm đau. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với cơn đau do viêm, sưng ở răng miệng, vì thế nếu có những biểu hiện nghi ngờ bệnh nên sớm đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ đến hotline 0333.235.115, các chuyên gia nha khoa Bảo Ngọc luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Có thể bạn quan tâm: Hé lộ 7 sự thật về trồng răng Implant để có hàm răng hoàn hảo

Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả.

👉 Dịch vụ hàng đầu:

  • Tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ.
  • Trồng răng Implant, dán sứ Veneer.
  • Răng sứ, răng giả, nha chu.
  • Răng trẻ em, nha khoa tổng quát
  • Khám và điều trị các vấn đề răng miệng chuyên sâu.

Tại sao chọn chúng tôi?

  • Bác sĩ tay nghề cao, tận tâm với từng bệnh nhân.
  • Chi phí hợp lý, minh bạch, không phát sinh.
  • Quy trình chuẩn y khoa, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.

📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.

📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc