Đau quai hàm là hiện tượng phổ biến không ít người đã từng gặp phải. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là đau khi nhai, đau bên trong hoặc xung quanh miệng, nhức đầu, cứng quai hàm,… Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nên muốn biết được đây là tình trạng bệnh lý gì thì cần có sự thăm khám y tế, kiểm tra kỹ lưỡng các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định. Trong bài viết này cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu dấu hiệu và biện pháp để hạn chế tình trạng đau quai hàm trong cuộc sống hàng ngày nhé!
Những dấu hiệu cụ thể khi bị đau quai hàm
Đau quai hàm đôi khi có thể kèm theo các triệu chứng khác, điển hình là:
- Hàm có dấu hiệu căng cứng và đau;
- Cơn đau diễn ra dữ dội, đau giữa hoặc bên trong vành tai;
- Có thể kéo theo tình trạng đau nhức toàn bộ vùng cổ, đỉnh đầu;
- Bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong việc giao tiếp;
- Do khớp hàm quá cứng khiến người dùng khó thực hiện động tác há và khép miệng.
Các bệnh liên quan đến đau xương quai hàm
Có nhiều bệnh lý thuộc phần xương khớp quai hàm có thể dẫn đến tình trạng đau quai hàm kéo dài. Với một số triệu chứng mà bạn cần nắm rõ để tránh:
Viêm khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là khớp nằm trong phần sọ mặt, có vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày như ăn, nhai, nuốt, nói chuyện, và ca hát. Viêm khớp thái dương hàm thường được nhận biết qua các triệu chứng:
- Đau quai hàm: Cơn đau xuất hiện theo chu kỳ ở một hoặc cả hai bên mặt.
- Mất cân bằng vận động: Có thể kèm theo co thắt cơ.
- Đau tăng cường: Ban đầu, cơn đau có thể thoáng qua, nhưng theo thời gian sẽ trở nên liên tục và dữ dội, đặc biệt khi ăn uống.
- Cảm giác đau xung quanh tai: Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc cử động miệng và nghe thấy tiếng lục cục khi hoạt động cơ hàm. Mặt có thể phình hơn do các khớp viêm tại cơ nhai bị phì đại. Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi dậy thì và mãn kinh.
Loạn năng thái dương hàm
Đây là một bệnh lý ít gặp, nhưng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như:
- Cảm nhận bất thường: Người bệnh có thể cảm thấy sự bất thường ở khớp thái dương hàm và cơ nhai.
- Khó khăn khi nhai: Dấu hiệu đầu tiên thường là cử động nhai kém hiệu quả.
- Đau quai hàm: Cơn đau có thể lan ra vùng đầu, kèm theo cảm giác choáng váng và ù tai.
- Diễn biến đau khớp hàm nặng: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hỏng khớp.
Sái quai hàm gây ảnh hưởng làm đau khớp
- Nghiến răng khi ngủ: Hoặc há miệng quá rộng một cách bất ngờ (ví dụ, ngáp hoặc cười to).
- Triệu chứng nhận biết: Người bệnh có thể cảm thấy đau quai hàm, đau vùng cổ, mặt, và tai. Đặc biệt, cơn đau thường tăng lên khi cử động hàm.
- Âm thanh lạ: Có thể nghe thấy tiếng lục cục khi cử động khớp hàm và gặp khó khăn trong việc vận động cổ.
Những bệnh lý khác khi đau quai hàm
Một số bệnh lý khác có thể gây ra triệu chứng đau khớp quai hàm bao gồm:
- Viêm tủy xương quai hàm.
- Thoái hóa khớp xương quai hàm.
- Viêm màng hoạt dịch ở dây chằng nối hoặc khớp quai hàm.
Việc nhận diện và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến đau quai hàm, khớp thái dương hàm là rất quan trọng để tránh những biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng đau quai hàm kéo dài, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, đau quai hàm cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác ở xương hàm như: viêm khớp xương quai hàm, viêm màng hoạt dịch ở khớp quai hàm hoặc dây chằng nối,…
Mắc các bệnh về răng miệng
- Viêm nướu, viêm lợi: Tình trạng nhiễm trùng sẽ làm nướu bị sưng đỏ và gây tổn thương nghiêm trọng lên cơ quai hàm, làm người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu.
- Nứt, vỡ hoặc mẻ răng: Răng bị nứt, vỡ hoặc mẻ có thể làm đau cơ hàm khi ăn uống hoặc va chạm với các vị trí răng khác.
- Nghiến răng: Là hành động va đập các răng với nhau một cách không tự chủ. Nghiến răng có thể khiến cho cơ và dây chằng quai hàm bị tổn thương, gây cảm giác đau quai hàm.
- Các cơn đau do răng mọc lệch lạc, sâu răng hàm, viêm tuỷ răng, áp xe răng, . .. có thể lây lan đến vùng quai hàm, vùng má, gây cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức.
Bị viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng ở vùng xoang sau gò má (xoang hàm trên) bởi vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng này có thể gây đau nhức ở một hoặc cả 2 bên hàm, đi kèm là các triệu chứng sau:
- Nghẹt miệng, khó thở.
- Có chất dịch màu xanh hoặc vàng ở mũi hoặc miệng.
- Hàm hoặc mặt sưng nề.
- Đau đầu, ù tai, chóng mặt, mất mùi hoặc khứu giác.
Ngăn ngừa bị đau quai hàm trong thói quen hàng ngày
Để ngăn ngừa các cơn đau quai hàm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế cắn môi, cắn móng tay hay cắn bút viết vì những thói quen này có thể gây tổn thương cho khớp thái dương hàm.
- Tăng cường bổ sung Canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết để xương chắc khỏe.
- Ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm và chín, tránh các loại thực phẩm dai hoặc cứng có thể gây áp lực lên hàm.
- Khi ăn, hãy nhai đều cả hai bên hàm để giảm căng thẳng cho quai hàm, tránh nhai một bên.
- Thư giãn và giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp giảm áp lực lên cơ hàm.
Khi ngáp, hãy dùng tay đỡ hàm dưới để tránh tổn thương cho khớp. - Thực hiện các biện pháp massage thường xuyên để thư giãn quai hàm.
- Nếu bạn mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc có thói quen nghiến răng khi ngủ. Hãy tìm cách khắc phục sớm đau quai hàm để bảo vệ sức khỏe hàm.
Để nhận diện và hiểu rõ nguyên nhân gây đau quai hàm là rất quan trọng để có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu cảm thấy cơn đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác thường, Nha khoa Bảo Ngọc khuyên bạn nên đi thăm khám thật sớm, tránh mang lại nguy hiểm cho cơ thể. Chăm sóc sức khỏe của bạn một cách chủ động sẽ giúp bảo vệ chức năng hàm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Liên hệ với Nha khoa Bảo Ngọc qua 0333.235.115 để được tư vấn chi tiết và bắt đầu điều trị đau quai hàm bạn nhé!