Liệt dây thần kinh số 7 là một tình trạng không hiếm gặp ở người trưởng thành, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, sức khỏe yếu. Tình trạng này dẫn đến sự thay đổi bất thường trên khuôn mặt và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống sau khi bị bệnh.Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Nha khoa Bảo Ngọc nhé.
Xem thêm: Tác dụng châm cứu liệt dây thần kinh số 7? Điều trị trong bao lâu
Liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Dây thần kinh số 7 có chức năng liên quan đến cảm giác và vị giác, vận động. Dây thần kinh này chi phối vận động của khuôn mặt. Khi bị liệt dây thần kinh số 7 thì khuôn mặt sẽ mất trạng thái vận động bình thường. Có thể là mất vận động hoàn toàn khuôn mặt hoặc một bên mặt, còn được gọi là liệt mặt ngoại biên.
Hệ thống dây thần kinh ở khuôn mặt rất phức tạp liên quan đến hệ thần kinh trung ương qua thái dương và cả tuyến mang tai, cơ vùng mặt. Liệt dây thần kinh số 7 vì thế có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Biểu hiện bệnh liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 có một số biểu hiện giúp người bệnh dễ dàng nhận biết để kịp thời đi khám và tìm phương pháp chữa trị thích hợp. Bệnh này thường đến đột ngột khi người bệnh ngủ dậy, sau khi đi tàu xe, khi nằm ngủ để quạt quay thẳng vào mặt hoặc khi nằm cạnh cửa sổ,…
Biểu hiện đầu tiên của bệnh này mà ai cũng cảm nhận được đó là cơ mặt khó cử động, mặt cứng, khó nói, mồm méo, đánh răng khó khăn,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh các triệu chứng về khuôn mặt thì vị giác của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, ăn không còn cảm giác ngon miệng,mắt khô, mất tuyến nước bọt.
Đối với bệnh này, có khoảng 70-80% người bệnh sẽ khỏi từ 2-3 tháng. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh không thuyên giảm mà còn biến chứng nặng hơn, để lại những di chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Dây thần kinh số VII là gì? Chức năng quan trọng trong cơ thể
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?
Xem thêm: Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 và cách phòng tránh bệnh tốt nhất
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể gây ra các di chứng khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ bệnh và thời gian điều trị bệnh, càng để lâu biến chứng càng phức tạp. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:
- Các biến chứng về mắt: Người bệnh có thể bị viêm kết mạc, viêm giác mạc, hay loét giác mạc, và tình trạng lộn mí. Tuy nhiên, bằng cách nhỏ thuốc, đeo kính hay khâu sụn mí, những biến chứng này có thể được phòng tránh.
- Mất vận động cơ mặt: Cơ mặt không thể tự chủ, gây khó khăn trong việc ăn uống, nước tràn ra, chảy dãi, nói ngọng… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
- Ngoài ra, liệt dây thần kinh số 7 có thể gây hiện tượng bị chảy nước mắt khi ăn, co thắt nửa mặt, thường gặp ở các trường hợp nặng do tổn thương dây thần kinh và phân bố lại thần kinh một phần.
- Gây liệt mặt vĩnh viễn: Bệnh nếu điều trị chậm, không đúng cách sẽ rất khó chữa, hay tái phát và có thể tiến triển xấu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là co cứng nửa mặt, co giật cơ mặt dẫn tới liệt mặt vĩnh viễn.
Cách phòng chống liệt dây thần kinh số 7
Xem thêm: Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 và cách phòng tránh bệnh tốt nhất
Không tiếp xúc đột ngột với khí lạnh, giữ ấm cơ thể
Việc giữ ấm cơ thể sẽ duy trì trạng thái ổn định của hệ thống thần kinh bởi khi khí lạnh xâm nhập đột ngột sẽ làm tình trạng mạch máu bị co thắt, dẫn đến việc thiếu máu sưởi ấm và nuôi dưỡng dây thần kinh. Đây cũng chính là nguyên nhân làm chèn ép và liệt dây thần kinh.
Do đó, khi ra ngoài trời lạnh, bạn cần che chắn kỹ càng, hạn chế tiếp xúc với luồng không khí lạnh đột ngột. Cần giữ ấm tai, cổ vì đây là 2 bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất khi giao mùa. Khi ra ngoài, bạn nên đeo kính, mặc áo có mũ để trùm 2 lỗ tai,… để tránh gió và các bệnh lây nhiễm siêu vi.
Ngoài ra, khi trời lạnh bạn không nên tắm bằng nước lạnh và hạn chế việc tắm đêm, sắp xếp thời gian tắm hợp lý và tắm bằng nước ấm. Nên đóng kín cửa khi mùa gió lạnh tràn về.
Tập thể dục thường xuyên
Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao thường xuyên là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7. Việc tập luyện những bài tập vừa sức và duy trì thường xuyên sẽ tăng được sức bền của cơ thể, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Một số bài tập được các chuyên gia khuyến khích tập luyện như đi bộ, yoga,… những bài tập này sẽ giúp cân bằng trạng thái ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn không gian luyện tập phù hợp, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió mạnh.
Xem thêm: Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 và cách phòng tránh bệnh tốt nhất
Chế độ ăn uống hợp lý
Việc bổ sung một chế độ ăn uống hợp lý sẽ tăng nguồn năng lượng cho cơ thể và chống lại các bệnh tật. Bạn cần ăn uống đủ chất, bổ sung trái cây, rau xanh, các loại nước uống như nước cam, nước chanh,… Những thực phẩm này giúp phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 rất tốt. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin tổng hợp cũng rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng. Khi trời trở lạnh, bạn nên bổ sung thêm nước gừng và massage mặt để tăng nhiệt độ giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh mặt.
Điều trị liệt dây thần kinh số 7
Ngoài việc thăm khám lâm sàng qua các dấu hiệu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng. Quá trình kiểm tra cận lâm sàng người bệnh có thể phải chụp cộng hưởng từ, thực hiện xét nghiệm hoặc thăm khám các vị trí khác liên quan đến thần kinh, họng – cổ – tai để có kết quả tổn thương chính xác.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị liệt dây thần kinh số 7 phù hợp.
Điều trị nội khoa và châm cứu thường được áp dụng để điều trị liệt dây thần kinh số 7 cho các bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vừa phải. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như corticoid, thuốc kháng virus và kháng sinh. Ngoài ra, với một số trường hợp do nhiễm lạnh, chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng ngải cứu hay các loại thảo dược cũng được ứng dụng phổ biến.
Xem thêm: Cách châm cứu liệt dây thần kinh số 7 và những lưu ý khi thực hiện
Vật lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng dựa trên các hiệu ứng vật lý. Ưu điểm của cách chữa này là không cần dùng thuốc và phẫu thuật.
Liệt dây thần kinh có thể chữa khỏi sau 3 tuần nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu bệnh đã nghiêm trọng thì thời gian điều trị có thể kéo dài nhiều tháng. Phương pháp điều trị phức tạp và tốn kém.
Các lưu ý chăm sóc khi bị liệt dây thần kinh số 7
- Người bệnh liệt dây thần kinh số 7 và người thân có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc như:
- Vệ sinh vùng mặt hàng ngày, sử dụng nước nhỏ mắt để giữ cho mắt luôn ẩm và đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.
- Loại bỏ vật trơn trượt trong nhà, sử dụng đèn đêm để giảm nguy cơ tai nạn, hạn chế việc lái xe khi còn triệu chứng bệnh.
- Thực hiện các bài tập thư giãn, massage cơ mặt, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc xuyên đêm.
- Tư vấn tâm lý giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần cho người bệnh.
- Thực hiện thăm khám định kỳ với bác sĩ để kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.
Trên đây là những giải đáp liên quan đến liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không. Để biết rõ hơn về tình trạng của mình, người bệnh và người thân nên tham khảo chẩn đoán của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc, điều trị để cải thiện sức khỏe tốt hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0333.235.115.
Có thể bạn quan tâm:Trồng răng Implant tại Thái Nguyên
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc