Răng sữa bắt đầu mọc những chiếc đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi và tồn tại trên cung hàm trẻ nhỏ cho tới khi trẻ bước vào độ tuổi thứ 9 – 10. Sau đó, răng sữa sẽ dần được thay thế bởi hệ thống răng trưởng thành, các răng trưởng thành sẽ đồng hành với trẻ cho tới cuối đời. Nhổ răng trẻ em rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của mỗi chúng ta, góp phần nuôi dưỡng và phát triển cơ thể trong những năm tháng ở giai đoạn đầu đời.
Vậy khi nào cần nhổ răng sữa cho trẻ và nên lưu ý gì để bé có một hàm răng chắc khỏe? Cùng Nha khoa Bảo Ngọc học hỏi thêm những kiến thức nhổ răng trẻ em để cần tránh điều không mong muốn.
Răng sữa là gì? Vai trò của nhổ răng trẻ em
Bộ răng sữa gồm 20 chiếc, đặc điểm nổi bật của răng sữa là chúng có kích thước và hình dáng nhỏ hơn so với răng vĩnh viễn. Lớp men của răng sữa mỏng hơn và dễ bị phá vỡ hơn so với lớp men của răng vĩnh viễn.
- Vai trò của răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của răng miệng của trẻ:
- Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển răng, răng sữa giúp trẻ nhai và nghiền thức ăn một cách hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, quả răng sữa cũng giúp trẻ phát triển khả năng nói chuyện và làm việc với các cơ quan miệng.
- Răng sữa còn có vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn sắp mọc. Khi răng sữa bị mất sớm hoặc không được giữ chỗ đúng cách, răng vĩnh viễn sẽ di chuyển. Dẫn đến các vấn đề như, thiếu khoảng mọc răng, răng mọc lạc chỗ,… Do đó, việc giữ khoảng cho các răng vĩnh viễn bằng việc nhổ răng sữa đúng giai đoạn rất quan trọng.
Cần nhổ răng trẻ em khi nào?
Theo đúng tiến trình mọc răng thì răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ rụng đi theo một quy luật đặc biệt và răng vĩnh viễn sẽ trồi lên ở phía dưới chân răng. Tuy nhiên không phải lúc nào răng sữa cũng sẽ tự động rụng đi, khiến cho những chiếc răng vĩnh viễn không lên được, lúc này răng vĩnh viễn sẽ phải mọc trồi lên, lệch ra khỏi vị trí ấn định ban đâu. Do đó, cần phải nhổ răng sữa đúng lúc, tránh tình trạng răng của bé sẽ mọc lệch lạc sau này.
Theo y học, độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm như sau:
- Hai răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi.
- Hai răng cửa bên cạnh: 7 – 8 tuổi.
- Hai răng nanh: 9 – 12 tuổi.
- Hai răng hàm đầu tiên: 9 – 11 tuổi.
- Hai răng hàm thứ 2: 10 – 12 tuổi.
Ngoài ra còn nên nhổ răng cho trẻ khi:
- Những chiếc răng sữa bị bệnh, bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng…đều nên nhổ, vì nếu để tồn tại có thể gây ra tình trạng thiếu sản men răng ở trẻ.
- Răng sữa gây ra những cơn đau khó chịu cho trẻ cũng nên nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng cho cơ thể trẻ.
- Những răng sữa cản trở cho việc mọc lên của răng trưởng thành cũng được khuyên nên nhổ bỏ.
Lưu ý khi nhổ răng trẻ em
Để bé có một hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ cần chăm sóc trẻ ngay từ những chiếc răng đầu tiên. Quá trình trẻ thay răng rất quan trong, vì vậy cha mẹ cần lưu ý:
- Không nên nhổ răng cửa và răng nanh cho bé quá sớm. Bởi vì sẽ dẫn đến nguy cơ xương hàm trước không đều đặn và dễ bị thụt lùi ra phía sau.
- Răng số 6 là răng vĩnh viễn quan trọng nhất. Vì thế, chiếc răng này cần được chữa sớm để chức năng nhai được thực hiện dễ dàng. Đặc biệt là duy trì khớp răng vĩnh viễn được chắc khỏe hơn.
- Trường hợp răng số 6 bị sứt, mẻ, không thể phục hồi thì cần phải tiến hành nhổ sớm để khi răng số 7 mọc, các mầm răng số 7 có thể di chuyển và thế chỗ răng số 6.
- Không sử dụng chỉ để nhổ răng cho bé. Bởi dễ gây chảy máu nướu răng khiến cho các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và làm viêm nhiễm vết thương.
Nhổ răng trẻ em tại nhà và các rủi ro có thể gặp phải
Nhổ răng sữa tại nhà thường được thực hiện bởi các bậc phụ huynh hoặc trẻ em. Tuy nhiên, việc này có thể đưa đến những rủi ro và hậu quả nếu không được thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số thông tin về cách thực hiện và những rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng sữa tại nhà.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Trước khi nhổ răng sữa, phải đảm bảo các dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ. Nên dùng một chiếc khăn gấu hoặc vải gạc để lau sạch tay và miệng trẻ. Nếu cần, sử dụng cồn y tế để khử trùng.
- Tìm vị trí răng sữa: Cần xác định chính xác vị trí của răng sữa trước khi thực hiện. Có thể sờ nhẹ để tìm vị trí chính xác.
- Kéo răng sữa: Kẹp chặt răng sữa bằng một chiếc khăn và rút nhẹ răng sữa theo hướng thẳng đứng. Không vặn hoặc xoay răng sữa vì điều đó có thể gây đau và gây tổn thương cho lợi.
Những rủi ro và hậu quả có thể xảy ra:
- Đau và chảy máu: Nhổ răng tại nhà có thể gây đau và chảy máu nếu không được thực hiện đúng cách. Điều này có thể gây khó chịu và đau đớn cho trẻ.
- Nhiễm trùng: Nếu dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ hoặc quá trình nhổ răng không được thực hiện đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây tổn thương cho răng và lợi.
- Gây tổn thương cho răng và lợi: Việc nhổ răng không đúng cách có thể làm tổn thương cho lợi, gây ra các vấn đề khác như sưng, đau và viêm.
việc nhổ răng sữa tại nhà có thể đưa đến những rủi ro và hậu quả nếu không được thực hiện đúng cách. Nếu bạn không chắc chắn về cách thực hiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Lợi ích và những lưu ý nhổ răng trẻ em tại phòng khám
Nhổ răng sữa tại nha khoa là phương pháp an toàn và hiệu quả để loại bỏ răng sữa của trẻ em. Dưới đây là thông tin về cách thực hiện, lợi ích và những lưu ý khi nhổ răng sữa tại nha khoa.
Các bước thực hiện nhổ răng sữa tại phòng khám:
- Tiền xử lý: Nếu cần, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc tê để giảm đau và làm tê trước khi thực hiện việc nhổ răng trẻ em.
- Nhổ răng trẻ em: Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng dụng cụ và kỹ thuật để nhổ răng sữa. Trong quá trình này, trẻ sẽ được hỗ trợ để giảm đau và cảm giác khó chịu.
- Kiểm tra và tư vấn: Sau khi răng đã được nhổ, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng của vùng miệng của trẻ. Nếu cần, bác sĩ sẽ tư vấn về việc chăm sóc răng miệng và giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn sắp mọc.
Lợi ích và những lưu ý :
- An toàn và hiệu quả: Nhổ răng sữa tại nha khoa là một phương pháp an toàn và hiệu quả để loại bỏ răng sữa của trẻ em.
- Giảm đau và cảm giác khó chịu
- Lưu ý: Trong một số trường hợp, nhổ răng có thể gây ra sưng, đau và chảy máu. Trẻ cần được quan sát và chăm sóc kỹ càng trong thời gian sau khi nhổ răng sữa.
Nhổ răng trẻ em ở đâu an toàn, không đau nhức?
Nhổ răng sâu không phải là kỹ thuật khó nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện an toàn, đúng kỹ thuật. Cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giỏi và có máy móc hiện đại để giúp việc nhổ răng sâu cho trẻ hiệu quả và an toàn.
Tại Nha khoa Bảo Ngọc, việc nhổ răng sâu đang được áp dụng công nghệ nhổ răng hiện đại với nhiều máy móc tân tiến, giúp việc nhổ răng nhẹ nhàng, không đau nhức an toàn.
Trẻ sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi và nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám răng miệng. Trường hợp răng vẫn có thể điều trị để giúp bảo tồn răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng và phục hình răng cho trẻ. Nếu phải nhổ răng sâu, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể để việc nhổ răng sâu cho trẻ được thực hiện an toàn, hiệu quả.
Quá trình thực hiện có sự hỗ trợ của nhiều thiết bị, máy móc hiện đại. Mỗi trẻ khi tới với Nha khoa Bảo Ngọc sẽ sử dụng một phòng nha riêng, thực hiện quy trình riêng, tuân thủ các quy định về vô trùng, khử khuẩn. Bộ khay dụng cụ được xử lý vô trùng dùng riêng cho từng người giúp tránh vấn đề nhiễm trùng hoặc lây nhiễm chéo. Ngoài ra, mọi thắc mắc có liên quan đến bệnh lý răng hàm mặt quý khách hàng có thể chia sẻ qua hotline: 0333.235.115 để được giải đáp mọi thắc mắc.