Gò má là một trong những cấu trúc quan trọng giúp định hình khuôn mặt và bảo vệ các bộ phận bên trong vùng mặt. Tuy nhiên, do vị trí khá “lộ thiên”, xương gò má rất dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh – đặc biệt là trong các tình huống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay va đập trong sinh hoạt thường ngày.
Gãy xương hàm gò má không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ gương mặt. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sưng đau vùng mặt, bầm tím quanh mắt hay khó mở miệng sau chấn thương, đừng chủ quan! Hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng gãy xương hàm gò má và cách xử lý kịp thời, an toàn trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Gãy phức hợp gò má và những điều cần biết trong chẩn đoán và điều trị
Gãy xương hàm gò má là gì?
Xương gò má là một trong những xương chính cấu thành tầng giữa của khuôn mặt, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình khuôn mặt và hỗ trợ các chức năng của vùng hàm mặt. Xương này có kết cấu dày, chắc, bao gồm ba mặt, bốn bờ và ba góc; đồng thời tiếp khớp với bốn xương khác trong hộp sọ: xương trán, xương thái dương, cánh lớn của xương bướm và xương hàm trên, thông qua các khớp quan trọng như khớp trán – gò má, khớp bướm – gò má và khớp thái dương – gò má.
Không chỉ là phần tạo hình cho gương mặt, xương gò má còn là điểm bám của nhiều cơ quan trọng như cơ nâng môi trên, cơ cắn – ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và biểu cảm khuôn mặt. Ngoài ra, xương này còn tạo nên phần sàn và thành ngoài của hốc mắt, vì vậy khi bị tổn thương, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và các chức năng của mắt.
Bên cạnh đó, xương gò má liên kết chặt chẽ với các dây thần kinh vùng mặt như dây thần kinh mặt và dây thần kinh hàm, nên gãy xương tại đây cũng có nguy cơ gây ra rối loạn cảm giác hoặc vận động vùng mặt.
Gãy xương hàm gò má xảy ra khi vùng xương này bị va đập mạnh do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao, hoặc té ngã. Đây là một loại chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến sưng đau dữ dội, biến dạng khuôn mặt, khó mở miệng, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, nói chuyện, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực, khứu giác và thính giác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Xem thêm: Dấu hiệu của gãy xương hàm dưới? Gãy xương hàm bao lâu thì lành?
Một số triệu chứng lâm sàng của tình trạng gãy xương hàm gò má
Sưng nề và thâm tím vùng hàm mặt, mi mắt
Là dấu hiệu phổ biến nhất với nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào cường độ chấn thương, thời gian chấn thương cũng như cơ địa của bệnh nhân. Sưng nề thường xảy ra nhiều nhất vào ngày đầu sau chấn thương, sau đó sẽ giảm dần. Trong trường hợp sưng nề kéo dài còn có thể liên quan đến hiện tượng chảy máu hay nhiễm trùng nguy hiểm.
Tuy nhiên đây là triệu chứng ít có giá trị trong chẩn đoán. Rất nhiều trường hợp sưng nề và thâm tím mi mắt xảy ra nghiêm trọng nhưng xương gãy di lệch rất ít.
Xem thêm: Bị gãy xương gò má có cần phẫu thuật không? Cách điều trị kịp thời
Biến dạng vùng gò má
Biến dạng gò má có thể xảy ra với nhiều hình thái và mức độ khác nhau, bao gồm có lép gò má, biến dạ sa gò má, biến dạng bẹt gò má, lõm hoặc là gồ cung gò má. Trong những ngày đầu tình trạng biến dạng gò má thường sẽ bị che lấp bởi sưng nề và khó nhận biết.
Biến dạng gò má và cung gò má là tình trạng chỉ xảy ra khi gãy xương có di lệch. Do đó, đây có thể được coi là dấu hiệu chẩn đoán xác định gãy xương gò má. Bên cạnh đó, hình thái biến dạng cũng có thể được coi như là cơ sở để quyết định phương pháp điều trị sau này.
Tình trạng gián đoạn và đau chói
Khi bác sĩ thăm khám sờ vào bề mặt hàm gò má có thể nhận thấy tình trạng không liên tục mà bị gián đoạn, khi ấn vào điểm mất liên tục bệnh nhân sẽ có cảm giác đau chói. Đây là triệu chứng rất có giá trị trong chẩn đoán gãy xương gò má. Trường hợp gãy lâu ngày hiện tượng đau chói sẽ giảm dần và không còn xuất hiện nữa ngoại trừ dấu hiệu gián đoạn bờ ổ mắt bao gồm có tình trạng bậc thang hoặc lõm bờ xương khi sờ.
Ngoài vị trí bờ ổ mắt, dấu hiệu gián đoạn và đau chói còn được biểu hiện ở vùng lồi củ xương hàm trên khi đường gãy thứ hai đi thấp xuống phía dưới lồi củ.
Xem thêm: Xương gò má cung tiếp là gì? Chẩn đoán chấn thương như thế nào?
Gãy xương hàm gò má có cần phẫu thuật không?
Gãy xương hàm gò má là một trong những chấn thương răng hàm mặt vô cùng phức tạp, mỗi trường hợp bệnh cần được chẩn đoán và nghiên cứu cẩn thận để tìm ra các phương pháp điều trị tối ưu. Nguyên tắc điều trị chính là cần phải nắn chỉnh, cố định lại phần xương gãy, ngăn ngừa những biến chứng xảy ra, đồng thời điều trị phục hồi chức năng đồng thời đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Gãy xương hàm gò má có cần phẫu thuật không có thể được coi là mối quan tâm lớn nhất của rất nhiều người. Không có câu trả lời chung nào cho tất cả những trường hợp. Thông qua thăm khám lâm sàng và những phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân.
Đối với các trường hợp gãy ít di lệch, bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp nắn chỉnh không dùng phẫu thuật. Phương pháp này giúp phục hồi lại đường viền cũng như kích thước của ổ mắt, giúp giải phóng những sự chèn ép của dây thần kinh dưới ổ mắt giúp chức năng nhãn cầu – mi mắt sẽ được phục hồi trở lại. Để thực hiện được các phương pháp nắn chỉnh không phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ thích hợp để nắn chỉnh các phần xương bị gãy, đưa chúng về đúng vị trí giải phẫu.
Nếu trường hợp gãy xương hàm gò má di lệch nhiều, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật xương gò má. Bác sĩ sẽ rạch phần da và niêm mạc và bộc lộ vùng bị gãy sau đó tiến hành nâng chỉnh các mảnh xương gãy về đúng vị trí giải phẫu ban đầu. Sau đó cố định xương bằng các loại chỉ thép phẫu thuật hoặc nẹp vít nhỏ.
Trong trường hợp khớp cắn sai lệch do sự di lệch xương, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh đóng khớp cắn trong lúc phẫu thuật, nếu như không được, cần kết hợp với nắn chỉnh cố định bằng các loại cung móc. Bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng các loại kháng sinh toàn thân, thuốc chống viêm và giảm đau.
Xem thêm: Chẩn đoán gãy cung gò má và cách phòng ngừa đơn giản cho bản thân
Cách điều trị gãy xương hàm gò má
Khi gặp trường hợp gãy xương với mức độ di lệch ít, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nắn chỉnh mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng phục hồi hình dáng và kích thước của ổ mắt, đồng thời làm giảm áp lực lên dây thần kinh dưới ổ mắt, giúp phục hồi chức năng của nhãn cầu cùng mi mắt.
Trong quá trình nắn chỉnh không phẫu thuật, các dụng cụ thích hợp sẽ được sử dụng để đưa các mảnh xương gãy về vị trí chính xác theo giải phẫu. Có nhiều phương pháp và dụng cụ có thể dùng cho nắn chỉnh, ví dụ như:
- Sử dụng một sonde sắt để đi qua mũi xoang nhằm nắn chỉnh xương gò má gãy.
- Có thể dùng một dụng cụ bóc tách vào ngách tiền đình qua miệng để hỗ trợ nắn.
- Rạch một đường ở vùng thái dương, cách phía trên chân tóc 5-6mm, sau đó dùng cây bóc tách để nắn xương cũng là một phương pháp.
- Sử dụng móc lớn xuyên qua da, luồn dưới thân xương để nắn lại.
- Tùy thuộc vào loại di lệch, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Khi nắn, bác sĩ cần kiểm soát lực để tránh trường hợp mảnh xương gò má bị bật ra ngoài.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về gãy lồi cầu xương hàm dưới và cách điều trị
Nếu bệnh nhân bị gãy xương hàm gò má với mức độ di lệch lớn sẽ cần phải phẫu thuật. Quy trình phẫu thuật bao gồm việc bác sĩ rạch da và niêm mạc để tiếp cận khu vực gãy, sau đó điều chỉnh các mảnh xương về đúng vị trí ban đầu và cố định bằng chỉ thép chuyên dụng cho phẫu thuật hoặc vít nhỏ.
Trong trường hợp khớp cắn bị sai lệch do di lệch xương, bác sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn trong quá trình phẫu thuật; nếu không thành công, nắn chỉnh cố định bằng cung móc sẽ được áp dụng. Bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau kèm theo.
Bệnh thường có tiên lượng khả quan và nếu được điều trị kịp thời cùng với đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ có khả năng phục hồi các chức năng cũng như yếu tố thẩm mỹ. Phẫu thuật xương gò má nên được thực hiện sau khi tình trạng phù nề đã giảm, thường từ ngày thứ 4 đến thứ 8 sau chấn thương.
Mặc dù phẫu thuật gãy xương hàm gò má mang lại hiệu quả cao nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng, loét miệng. Do đó, việc chăm sóc hậu phẫu là rất quan trọng. Theo quy trình thông thường, bệnh nhân cần lưu trú tại bệnh viện khoảng 3 ngày để được các bác sĩ theo dõi sát sao.
Chảy máu, chảy mủ, sưng nề vết mổ, sốt cao liên tục, khó nhai, khó há miệng, hàm răng cắn lệch,… là những triệu chứng cần được lưu ý sau phẫu thuật. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên, người bệnh nên tái khám ngay để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
Lưu ý rằng không nên để phẫu thuật quá muộn, bởi vì cal xơ ở xương gò má sẽ hình thành nhanh, đặc biệt là trẻ em lại càng cần phẫu thuật sớm hơn. Để tránh nguy cơ gãy xương gò má, mọi người cần chú ý các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông và sử dụng thiết bị bảo hộ trong lao động cũng như sinh hoạt. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hotline 0333.235.115 hoặc đến trực tiếp nha khoa Bảo Ngọc để được thăm khám.
Có thể bạn quan tâm: Trồng răng Implant tại Thái Nguyên
Hãy để nụ cười của bạn được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Nha khoa Bảo Ngọc. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch sẽ, thoải mái, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm điều trị an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả. 👉 Dịch vụ hàng đầu: ✨ Tại sao chọn chúng tôi? 📅 Đặt lịch ngay hôm nay và trải nghiệm sự khác biệt. Hãy để nụ cười rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. 📞 Hotline tư vấn: 0333.235.115
💌 Địa chỉ: Tìm đường
🌐 Website: Nha khoa Bảo Ngọc