1. Triệu chứng của bệnh máu không đông
– Triệu chứng của bệnh máu không đông thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và tập đi. Sau những cú ngã, va chạm hay xây xát khi trẻ tập đi sẽ thường xuất hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi hay những mảng bầm tím, đám tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vị trí chấn thương.
– Ở trẻ 2- 3 tuổi chảy máu trong cơ khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, cổ chân, thậm chí chảy máu não thường xuất hiện với các biểu hiện như sưng đau, giảm vận động của chân tay hay để lại di chứng teo cơ khớp vì tái phát nhiều lần, xơ hoá.
– Do hiểu biết về bệnh máu không đông còn hạn chế nên hầu hết người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bênh nhân sẽ gặp những biến chứng như teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp, dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Việc để bị chảy máu ở những vị trí nguy hiểm như não, cổ, hàm răng, miệng,… nếu không được cầm máu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
– Trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì với trẻ bị bệnh máu không đông, có những loại thuốc sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
Lưu ý: Do phải truyền máu và huyết tương nhiều lần nên bệnh nhi sẽ dễ mắc bệnh tan huyết cấp do bất đồng nhóm máu, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, viêm gan B,… Vì vậy, cần phải theo dõi trẻ sát sao để phòng ngừa các chứng bệnh này.
2. Cần làm gì để phòng bệnh máu không đông?
Trong gia đình có trẻ bị bệnh máu không đông, bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa những va đập, xây xước có thể gây chảy máu cho trẻ:
– Những vật dụng gia đình như bàn, ghế, tủ không nên có góc cạnh, cần bo tròn, có đệm lót tránh va chạm gây thương tích cho bé.
– Quần áo mặc cho trẻ cần có những miếng đệm lót ở vị trí dễ xảy ra trầy xước như khuỷu tay, đầu gối,…để bảo vệ bé.
– Đồ chơi của trẻ phải chú ý tránh các loại dễ gây thương tích như kiếm, đao, thương,…Dặn anh chị em, bạn bè của trẻ về việc chú ý tránh gây chảy máu cho trẻ.
– Chủng ngừa viêm gan cho trẻ ngay sau khi định bệnh để được an toàn khi cần truyền các huyết phẩm. Khi đi tiêm phòng cần thông báo cho nhân viên y tế để tránh gây chảy máu khi tiêm.
– Tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh nhân bị Hemophilia vì thể dục giúp cho các thớ cơ chắc chắn hơn, khỏe mạnh hơn để bảo vệ các khớp, giảm thiểu chảy máu trong khớp. Bạn nên chọn cho trẻ chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe đạp là những bài tập giúp bảo vệ khớp.
– Cha mẹ tuyệt đối không được giấu bệnh của con mà cần thông báo cho cô giáo, nhà trường khi trẻ đi học để chăm sóc trẻ tốt hơn.
3. Trẻ bị bệnh máu không đông khi thay răng
– Với bất kì một đứa trẻ nào, khi bước vào thời kì thay răng, chiếc răng sữa sẽ rụng xuống và thay thế bởi chiếc răng vĩnh viễn. Khi răng sữa bị lung lay và nhổ đi sẽ thấy máu bị chảy ra. Với những trẻ không bị bệnh máu không đông thì việc cầm máu, không cho máu chảy ra thêm là việc có thể hoàn toàn làm được. Tuy nhiên, thật nguy hiểm nếu tình hình đó lại xảy ra với một đứa trẻ bị bệnh máu không không.
– Hết nữa, việc hướng dẫn con vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày như đánh răng, súc miệng,… của trẻ không phải là điều dễ dàng với bất kì ông bố bà mẹ nào. Đặc biệt, đối với trẻ bị bệnh máu không đông thì các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy khó khăn hơn nhiều.
– Với những trẻ bị mắc bệnh máu không đông khi thay răng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ Nha khoa và thông báo cho bác sĩ biết tình hình bệnh trạng của trẻ để có hướng xử trí thích hợp.
– Trẻ bị mắc bệnh Hemophilia cần được chăm sóc răng miệng cẩn thận, vì đây là những cơ quan rất dễ chảy máu. Đặc biệt, mẹ cần tránh cho con ăn các thức ăn cứng; cần tách xương, vỏ, càng, vảy trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá.
– Nếu trẻ vô ý làm rụng răng và chảy máu mà không thể cầm máu, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để các bác sĩ điều trị.
Bệnh máu không đông là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân Hemophilia có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh.
“Lưu ý: Hiệu quả điều trị có thể thay đổi và đáp ứng với từng trường hợp và cá thể, Mỗi cơ địa có thể hiệu quả khác nhau. Để tốt hơn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi”
HỆ THỐNG NHA KHOA BẢO NGỌC
Trụ sở chính: Số 410, Đường Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
CS2: Đối diện tòa án Huyện Đại Từ, Phố Đình, TT. Hùng Sơn
CS3: Ngõ 23, đường CM tháng 8, phường Cải Đan, TP. Sông Công
Hotline: 1800.9284 – 0982.874.352
Website: http://benhvienbaongoc.vn/
Fanpage: facebook.com/rangbaongoc
Gmail: nhakhoabaongoc@gmail.com
HỆ THỐNG NHA KHOA BẢO NGỌC