QUYỀN LỢI bhyT TRONG NHA KHOA

Hàm răng là một phần của “góc” con người. Với thực tế nhu cầu hiện tại thì đa phần mọi người không chỉ muốn cái ‘góc” này chắc khỏe mà còn cần nó phải đẹp. Vì thế khám răng bảo hiểm y tế trở thành một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

1. Có được khám răng bảo hiểm y tế hay không, thủ tục như thế nào?

1.1. Khám răng có được bảo hiểm y tế không?

Điều 21, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định những trường hợp sau được hưởng bảo hiểm y tế:

– Sinh con, khám thai định kỳ có chỉ định của bác sĩ, khám – chữa bệnh, phục hồi chức năng.

– Đối tượng cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật được quy định tại các điểm a, e, d, g, h, i trong khoản 3, Điều 12 luật này.

Khám răng được BHYT chi trả trong 1 số trường hợp cụ thể.

Từ đây có thể mọi hoạt động liên quan tới khám – chữa bệnh về răng đều được chi trả bảo hiểm y tế nếu bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sức khỏe nha khoa có vấn đề cần được thăm khám tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị. Những dịch vụ bên ngoài để tăng tính thẩm mỹ cho răng là nhu cầu riêng của mỗi cá nhân, không nằm trong danh mục khám răng bảo hiểm y tế.

1.2. Thủ tục hưởng bảo hiểm y tế khi khám răng cần những gì?

Để được thanh toán bảo hiểm y tế khi khám răng, bệnh nhân cần: mang đầy đủ các loại giấy tờ cá nhân như: chứng minh nhân dân, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế,… để xuất trình khi nhân viên y tế yêu cầu. Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế là được. Chứng minh thư nhân dân hoặc bằng lái xe là những giấy tờ cần bổ sung để chứng minh nhân thân trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh.

2. Quy định hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nha khoa

Để hiểu cụ thể và chính xác hơn về khám răng bảo hiểm y tế, người bệnh cần nắm rõ điều kiện hưởng bảo hiểm y tế trong từng trường hợp cụ thể:

1.1, Khám răng (được chi trả)

Theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho những dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân nếu chưa được ngân sách nhà nước chi trả. Bởi đó, khám răng có được bảo hiểm y tế chi trả không thì câu trả lời là có.

Khi có các vấn đề về răng và có nhu cầu khám và chữa bệnh thì sẽ được bảo hiểm chi trả chi phí thăm khám và thuốc men. Vậy nên, khi có nhu cầu khám chữa các bệnh về răng miệng thì bạn hoàn toàn yên tâm về quyền lợi cá nhân khi tham gia bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thăm khám sức khỏe răng định kỳ mà không phải do bệnh tật thì sẽ không được bảo hiểm chi trả.

Khám răng được chi trả bảo hiểm y tế.
Khám răng được chi trả bảo hiểm y tế.

1.2, Nhổ răng (có thể được chi trả)

Có rất nhiều người thắc mắc, nhổ răng có được bảo hiểm y tế không? Cũng theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng chế độ BHYT nếu như nhổ răng thuộc các trường hợp sau:

  • Răng sâu
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc ngầm… hoặc mắc các bệnh lý khác
  • Răng mắc bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm hoặc do sự cố bắt buộc phải nhổ răng.

Như vậy, nếu bạn nhổ răng trong trường hợp bệnh lý, tức răng không thể khôi phục và có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh cũng như sức khỏe nên được bác sĩ chỉ định nhổ thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám và điều trị.

Ngược lại, trong trường hợp bạn nhổ răng vì mục đích thẩm mỹ và không phải chỉ định của bác sĩ thì sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Nhổ răng có thể được chi trả bảo hiểm y tế.
Nhổ răng có thể được chi trả bảo hiểm y tế.

1.3, Hàn – Trám răng (có thể được chi trả)

Hàn trám răng có được bảo hiểm y tế không? Trám răng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả nếu như bạn thuộc các trường hợp sau:

  • Trám răng do bệnh lý và được bác sĩ chỉ định điều trị.
  • Chi phí điều trị không được ngân sách nhà nước chi trả.

Do đó, nếu răng bạn bị bệnh lý như tự nhiên răng bị vỡ, răng sâu và được bác sĩ chỉ định trám thì sẽ được hưởng chính sách của bảo hiểm. Nhưng ngược lại nếu trám răng thẩm mỹ thì bạn hoàn toàn không được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

Hàn trám răng có thể được bảo hiểm y tế chi trả.
Hàn trám răng có thể được bảo hiểm y tế chi trả.

1.4, Làm răng sứ (không được chi trả)

Căn cứ vào điều 23 của bộ luật bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng quyền lợi nếu như thăm khám bệnh và chữa bệnh. Ngoài ra luật cũng quy định rõ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm, trong đó có trường hợp dịch vụ y tế theo yêu cầu, dịch vụ thẩm mỹ….

Bởi vậy, làm răng sứ có được bảo hiểm y tế không thì câu trả lời là không. Bởi làm răng sứ là hình thức phục hình thẩm mỹ cho răng theo yêu cầu chứ không nằm trong phạm vi khám chữa bệnh nên không được hưởng chính sách của bảo hiểm.

Làm răng sứ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Làm răng sứ không được bảo hiểm y tế chi trả.

1.5, Niềng răng (không được chi trả)

Niềng răng là một giải pháp chỉnh nha đã có từ lâu giúp khắc phục những khuyết điểm cho hàm răng như: hô, móm, mọc lệch lạc…. Vậy niềng răng có được bảo hiểm y tế chi trả không?

Niềng răng cũng là một hình thức phục hình thẩm mỹ cho răng theo  yêu cầu. Do đó, cũng theo điều 23 của bộ luật y tế, dịch vụ này không nằm trong phạm vi chữa bệnh nên không được hưởng chính sách của bảo hiểm y tế.

Niềng răng không được bảo hiểm chi trả.
Niềng răng không được bảo hiểm chi trả.

1.6, Trồng răng (không được chi trả)

Trồng răng là phương pháp phục hình răng đã mất bằng các biện pháp nha khoa nhằm khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng. Đặc biệt dịch vụ trồng răng implant khá tốn kém nên nhiều người thường băn khoăn, liệu trồng răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Xem kỹ hơn: Cấy ghép răng Implant có ưu nhược điểm gì? Ai nên sử dụng?

Theo quy định tại khoản 6 và 8 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, trồng răng là dịch vụ thẩm mỹ và hình thức sử dụng vật tư thay thế  thuộc trường hợp không được hưởng BHYT. Bởi vậy, trồng răng không được hưởng chính sách BHYT theo pháp luật.

Trồng răng implant bao lâu thì lành thương?
Trồng răng không được bảo hiểm chi trả.

3, Bảo hiểm y tế răng hàm mặt chi trả bao nhiêu % khi khám chữa răng?

Theo quy định của bảo hiểm y tế, các trường hợp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con đều được hưởng chính sách của BHYT. Tuy nhiên, mức hưởng BHYT của bạn sẽ phụ thuộc và từng trường hợp cụ thể.

✿ Trường hợp đi khám, chữa bệnh theo đúng tuyến đăng ký BHYT

Bảo hiểm y tế chi trả đúng tuyến.

Người đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng tuyến thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí với mức hưởng như sau:

Theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán theo mức hưởng trên thẻ. Cụ thể như sau:

– Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT gồm:

+ Người bệnh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ hoặc chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong ngành công an, học viên, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách như học viên ở các trường quân đội, công an (nhóm này được ngân sách nhà nước thanh toán các chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT)

+ Người bệnh là người có công với cách mạng, cựu chiến binh.

+ Trẻ dưới 06 tuổi.

+ Người bệnh là người được trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.

+ Người bệnh là người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng khó khăn; người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

+ Người bệnh là thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

– Được thanh toán 95% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT:

+ Người bệnh đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

+ Người bệnh là thân nhân của người có công với cách mạng (Trừ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).

+ Người bệnh thuộc hộ cận nghèo.

– Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của BHYT: Các đối tượng còn lại.

Lưu ý: Một số trường hợp được khám, chữa bệnh đúng tuyến được thanh toán 100% chi phí trong phạm vi chi trả của BHYT mà không phụ thuộc vào tỷ lệ hưởng ghi trên thẻ:

– Đi khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã mà chi phí cho 01 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở.

– Người bệnh đã tham gia BHYT 05 năm liên tục, đã có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm > 06 tháng lương cơ sở.

 

✿ Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến đăng ký BHYT

Người tham gia khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến từ 1/1/2021, sẽ được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ như sau:

  • Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương trong phạm vi đối tượng tham gia.
  • Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến Huyện và tuyến Tỉnh (áp dụng từ 1/1/2021).

4, Bảo hiểm y tế răng hàm mặt được sử dụng tại đâu?

Chưa có một loại hình bảo hiểm riêng nào dành cho nha khoa mà chỉ đều kết hợp chung trong nhóm bảo hiểm sức khỏe. Dù là bảo hiểm an sinh do nhà nước cung cấp hay dịch vụ từ các công ty bảo hiểm thì bạn cũng cần hiểu rõ về chính sách và điều khoản trước khi tham gia.

Bảo hiểm y tế được sử dụng tại các bệnh viện.
Bảo hiểm y tế được sử dụng tại các bệnh viện.

Một điều quan trọng bạn cần biết là nơi nào chấp nhận chi trả với thẻ BHYT. Đối với bảo hiểm y tế thuộc chính sách nhà nước sẽ được chấp nhận ở các cơ sở y tế công lập nếu khám đúng tuyến và có thay đổi % chi trả nếu điều trị trái tuyến. Bên cạnh đó, thẻ BHYT cũng được chấp nhận tại một số cơ sở y tế tư nhân.

Tại Nha khoa Bảo Ngọc hiện đại đang áp dụng thẻ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, để người dân có thể an tâm thăm khám mà không phải quá lo lắng về vấn đề chi phí. Chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, vì vậy nếu quý khách hàng đang sinh sống tại Thái Nguyên có BHYT có thể qua Nha khoa Bảo Ngọc để được hưởng quyền lợi nhé.

Nha khoa Bảo Ngọc toạ lạc tại 410 Lương Ngọc Quyến, Tp Thái Nguyên.
Nha khoa Bảo Ngọc toạ lạc tại 410 Lương Ngọc Quyến, Tp Thái Nguyên áp dụng thẻ BHYT.

Còn đối với các dịch vụ bảo hiểm từ các doanh nghiệp khác, bạn sẽ được chấp nhận tại các cơ sở y tế đã đăng ký ở hợp đồng bảo hiểm. Hoặc các thẻ bảo hiểm nằm trong danh sách bảo lãnh có tên cơ sở y tế bạn đang điều trị.

8 chiếc răng sâu và câu chuyện trám răng sâu như thế nào?

Cạo vôi răng thường xuyên có nên hay không?