Dấu hiệu trẻ bị sâu răng
Sâu răng là căn bệnh được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm việc suy giảm độ cứng của men và ngà răng, tuyến nước bọt bị ảnh hưởng và chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày của trẻ không hợp lý.
Nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ là do thức ăn ngọt, chứa nhiều đường: Các loại thực phẩm như bánh ngọt, kẹo trái cây, kẹo bông gòn, sô-cô-la, các loại nước ngọt đóng chai,… có chứa rất nhiều đường và cũng là món ăn ưa thích của trẻ. Bện cạnh đó, những sản phẩm nước ngọt có ga chứa thành phần axit sẽ gây mòn men răng của trẻ.
Lỗ sâu hình thành trên răng trẻ
Bên cạnh việc ăn uống không hợp lý thì vấn đề chăm sóc răng miệng của trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng. Khi trẻ bắt đầu mọc răng (2 chiếc hàm dưới), mẹ có thể sử dụng khăn mềm lau nhẹ răng cho trẻ. Nhiều mẹ quan niệm rằng khi trẻ nhỏ, việc vệ sinh những chiếc răng sữa là không cần thiết. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn không đúng. Việc vệ sinh răng miệng cho bé như sử dụng nước súc miệng, đánh răng 2lần/ngày buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, tạo cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm,… sẽ hạn chế tối đa được vi khuẩn trong miệng bé, ngừa sâu răng hiệu quả.
Nếu như không để ý kỹ thì rất khó có thể nhìn thấy dậu hiệu sâu răng ở trẻ. Hầu hết các bậc phụ huynh chỉ đưa trẻ đi khám răng khi trẻ có dấu hiệu đau nhức, răng vỡ mẻ,… Sau đây là những dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ mà các mẹ cần hết sức lưu ý.
Thông thường, sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng đến 1 năm (hoặc 2 năm) đầu thì bệnh tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Mới đầu có thể chỉ thấy xuất hiện những đốm trắng đục hay nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Vì vậy mà ít người có thể nhìn thấy và phát hiện ra. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau, chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau nhẹ.
Trường hợp trẻ bị sâu răng hàm
Răng bị sâu sẽ ê buốt khi bị kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn. Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn. Viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này.
Trên đây là những dấu hiệu sâu răng mà các mẹ cần chú ý. Tuy sâu răng không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không biết cách phòng ngừa sâu răng thì sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng cho hàm răng trẻ.
“Lưu ý: Hiệu quả điều trị có thể thay đổi và đáp ứng với từng trường hợp và cá thể, Mỗi cơ địa có thể hiệu quả khác nhau. Để tốt hơn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi”
HỆ THỐNG NHA KHOA BẢO NGỌC
Trụ sở chính: Số 410, Đường Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
CS2: Đối diện tòa án Huyện Đại Từ, Phố Đình, TT. Hùng Sơn
CS3: Ngõ 23, đường CMT 8, phường Cải Đan, TP. Sông Công
Hotline: 1800.9284 – 0982.874.352
Website: http://benhvienbaongoc.vn/
Fanpage: facebook.com/rangbaongoc
Gmail: nhakhoabaongoc@gmail.com
HỆ THỐNG NHA KHOA BẢO NGỌC