Có nên niềng răng khểnh không?

Có nên niềng răng khểnh không?
Với một số người, răng khểnh giúp nụ cười thêm duyên dáng, nhưng những người khác lại cho rằng răng khểnh làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai khá lớn. Cũng từ vấn đề này, nhiều khách hàng đặt câu hỏi xoay quanh việc có nên niềng răng khểnh không, niềng răng khểnh mất bao lâu và chi phí thế nào. Thông qua bài viết này, Nha khoa Bảo Ngọc sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn có nên niềng răng khểnh?

Niềng răng khểnh là gì? Có nên thực hiện niềng răng khểnh không?

Niềng răng khểnh là phương pháp sử dụng lực kéo từ các khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển các răng trên cung hàm, bao gồm cả răng khểnh mọc lệch về đúng vị trí như mong muốn.

Răng khểnh là chiếc răng số 3 thuộc nhóm răng nanh, có khả năng xé nhỏ thức ăn. Vì mọc chìa ra bên ngoài so với khung hàm và dễ dàng nhận thấy khi cười nên nhiều người phân vân không biết có nên niềng răng khểnh không.

Để xác định được điều này, bạn nên xem xét lại những lợi ích mà chiếc răng khểnh mang lại. Nếu răng khểnh không làm gò má gồ quá cao, các răng còn lại trong khung hàm đều đẹp và bạn thích để răng khểnh thì bạn có thể giữ nguyên, bởi chiếc răng khểnh sẽ tạo nên một nụ cười duyên dáng, giúp gương mặt bạn trông xinh xắn và ấn tượng hơn.

Ngược lại, bạn nên niềng nếu răng khểnh đưa ra quá mức, các răng còn lại không chuẩn hớp cắn, làm cản trở đến việc ăn nhai, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng , làm hư hỏng các răng xung quanh.

Răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, mọc chìa ra ngoài so với khung hàm, nếu ảnh hưởng chức năng ăn nhai thì nên niềng răng càng sớm càng tốt.

Các phương pháp niềng răng khểnh hiện nay 

Hiện có 3 phương pháp niềng răng khểnh phổ biến:

Niềng răng mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại không chỉ có giá thành phải chăng mà còn mang lại hiệu quả chỉnh nha cao. Tuy nhiên, phương pháp này không đề cao tính thẩm mỹ. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, các khí cụ kim loại có thể gây trầy xước má, môi.

Niềng răng mắc cài kim loại được nhiều người ưa chuộng nhờ chi phí rẻ, hiệu quả cao, nhưng tính thẩm mỹ không cao, không phù hợp với người chú trọng tính thẩm mỹ.

 

Có nên niềng răng khểnh không?
Niềng răng mắc cài kim loại

Xem thêm: Độ tuổi nào không niềng răng được nữa?

Niềng răng mắc cài sứ

Thay vì sử dụng mắc cài kim loại, nhiều người chọn mắc cài sứ có màu sắc tương đồng với men răng giúp việc niềng răng khó nhận ra. Tuy nhiên, mắc cài sứ khá dễ vỡ. Vì vậy khi ăn nhai, bệnh nhân nên hạn chế thức ăn dai, cứng. Đồng thời, với phương pháp này, bác sĩ chỉ có thể kéo một lực nhất định mỗi lần siết, làm kéo dài thời gian chỉnh nha.

Có nên niềng răng khểnh không?
Niềng răng mắc cài sứ

Xem thêm: Niềng răng 2 năm giúp Hương Ly thay đổi tích cực như thế nào?

Niềng răng trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp chỉnh nha vô hình không mắc cài, mang lại cho khách hàng vẻ đẹp thẩm mỹ nụ cười như mong muốn. Phương pháp này sử dụng các máng khay Invisalign trong suốt được thiết kế từ nhựa sinh học an toàn cho từng trường hợp, tạo thành một lực kéo, đưa răng về đúng vị trí như mong muốn. Vì mang đến sự tiện lợi (tự do tháo lắp) và vẻ đẹp thẩm mỹ, nên phương pháp niềng răng invisalign có giá khá cao.

Có nên niềng răng khểnh không?
Niềng răng trong suốt (Invisalign)

Xem thêm: 5 Yếu tố để trả lời câu hỏi niềng răng mất thời gian bao lâu

Có 2 phương pháp niềng răng được áp dụng phổ biến hiện nay là niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài. Nhiều khách hàng khi đến với Nha khoa Bảo Ngọc có thắc mắc nên niềng răng trong suốt hay mắc cài là tốt nhất? Phương pháp nào đang được lựa chọn nhiều nhất thì phụ thuộc vào tình trạng răng, chi phí mà khách hàng lựa chọn.

Quy trình niềng răng khểnh chuẩn Y khoa

Quá trình niềng răng khểnh trải qua 6 bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Đây là bước không thể thiếu trong mọi quy trình chỉnh nha. Qua thăm khám và chụp phim, bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng giúp việc điều trị chính xác hơn.

Bước 2: Tư vấn và lập kế hoạch điều trị

Dựa trên việc thăm khám và chụp X–quang, bác sĩ sẽ đề ra kế hoạch điều trị phù hợp, cũng như trả lời cụ thể vấn đề niềng răng khểnh mất bao lâu và chi phí như thế nào. Nếu khách hàng đồng ý điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng.

Hình ảnh trợ thủ chỉnh nha đang thực hiện lấy dấu răng bằng công nghệ scan 3D Trios mô phỏng 3 chiều cho khách hàng niềng răng khểnh Invisalign.

Bước 3: Sản xuất khí cụ

Tùy vào từng phương pháp niềng sẽ có các khí cụ phù hợp. Với mắc cài, bác sĩ có thể tiến hành ngay sau bước tách kẽ (tùy trường hợp). Còn với niềng răng trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ cần khoảng 3 tuần để mô phỏng kế hoạch điều trị trên Clincheck và đặt sản xuất khay Invisalign phù hợp. Sau khi khay được gửi từ Mỹ về, bác sĩ mới tiến hành gắn khay vào hàm cho khách hàng.

Bước 4: Đeo khí cụ

Bác sĩ sẽ tiến hành đeo khí cụ cho khách hàng. Với niềng răng khểnh trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tháo lắp khay để vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà.

Bước 5: Tái khám, điều chỉnh

Trong suốt quá trình niềng, bệnh nhân cần tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ để thực hiện từng khâu chỉnh nha đúng theo lộ trình, đồng thời việc tái khám giúp bác sĩ dễ dàng nhận ra sự sai lệch (nếu có) để điều chỉnh kịp thời.

Bước 6: Đeo hàm duy trì

Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng khểnh, khách hàng sẽ được đeo hàm duy trì từ 1 – 2 năm để cố định vị trí răng mới và ngăn dây chằng nha chu dịch chuyển làm ảnh hưởng kết quả điều trị.

Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?

Thông thường, thời gian niềng răng khểnh kéo dài từ 1 – 3 năm tùy vào tình trạng răng miệng, phương pháp niềng và tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, để xác định khi nào đạt kết quả niềng răng khểnh, bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

Một số lưu ý khi niềng răng khểnh

Khi niềng răng khểnh, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để răng luôn khỏe, từ đó hạn chế các bệnh lý răng miệng trong quá trình chỉnh nha.
  • Người niềng răng nên ăn những thực phẩm mềm, nhỏ như súp, cháo, rau xanh. Đồng thời, đừng quên bổ sung thêm canxi để răng chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế thức ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ khiến răng bị tê buốt, khó chịu.
  • Hạn chế dùng răng để cắn, xé thức ăn vì đây là thời gian răng đang chịu lực kéo của khí cụ. Việc cắn, nhai có thể làm răng dịch chuyển đến vị trí không mong muốn.
  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường nào, khách hàng nên đến nha khoa càng sớm càng tốt, tránh tự ý điều trị tại nhà.

Các câu hỏi thường gặp về quá trình niềng răng khểnh

Niềng răng khểnh có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Niềng răng khểnh hay các loại niềng răng khác sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi thông thường các nha sĩ sẽ thăm khám sau đó tư vấn kỹ trước khi niềng răng cho bạn. Đặc biệt, khi các vấn đề khấp khểnh được giải quyết tốt, hàm răng trở nên thẳng đều sẽ giúp sức khỏe răng miệng được bảo vệ tốt hơn.

Với những trường hợp răng yếu hoặc mắc bệnh lý răng miệng, các nha sĩ sẽ tiến hành điều trị trước – sau đó mới tiến hành niềng răng. Để an toàn cho sức khỏe răng miệng và cơ thể, bạn cần tuân thủ theo lời chỉ dẫn của các bác sĩ điều trị.

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu?

Dưới đây là bảng giá niềng răng tại Nha khoa Bảo Ngọc:

Dịch vụGiá VNĐ
Mắc cài kim loại23.800.000
Mắc cài sứ35.720.000
Mắc cài pha lê43.000.000
Mắc cài kim loại [tự động]30.960.000
Mắc cài sứ [tự động]40.480.000
Mắc cài mặt lưỡi70.200.000
Niềng răng Invisalign80.000.000 – 120.000.000
Gói kiểm tra niềng răng (Đã bao gồm: xét nghiệm + chụp xquang/ct)1.515.000
Gói scan hàm 5D – iTero250.000
Hàm duy trì (Dùng sau khi tháo niềng)300.000

Chi phí niềng răng phụ thuộc vào phương pháp và loại mắc cài bạn lựa chọn. Chi phí thông thường sẽ bao gồm những chi phí như sau:

[Chi phí mắc cài] + [Chi phí xét nghiệm] + [Chi phí nhổ răng (nếu cần)] 

Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Để được khám và tư vấn mức giá niềng răng khểnh chính xác nhất, nhận những ưu đãi niềng răng từ Nha khoa, bạn nên đến trực tiếp phòng khám hoặc liên hệ qua số Hotline: 0982.874.352

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Sau khi thăm khám, nếu cung hàm không có đủ khoảng trống để răng khểnh dịch chuyển vào, bạn sẽ cần phải nhổ răng để hạn chế xâm lấn. Bác sĩ sẽ nhổ răng khôn hoặc răng số 4 để có chỗ kéo răng khểnh xuống. Tuy nhiên, để ra quyết định cuối cùng, các bác sĩ sẽ dựa trên sức khỏe răng miệng của bạn và sau khi chắc chắn việc nhổ răng không gây ra tác động xấu mới bắt đầu tiến hành.

Niềng răng có phải nhổ răng không là nỗi lo của không ít người chuẩn bị niềng răng, vì sợ sẽ gây ra nhiều vấn đề như đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, ảnh hưởng đến sức khoẻ… Để giải đáp câu hỏi này, hãy gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn cụ thể.

Hy vọng với những giải đáp trên, bạn đã hiểu khi nào nên niềng răng khểnh, từ đó có quyết định đúng đắn để giữ mãi một nụ cười khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể Hotline 0982.874.352 để được giải đáp nhé!