Phải làm gì khi nhổ răng bị chảy máu nhiều?

Bị chảy máu nhiều sau khi nhổ răng là một trong những biến chứng nguy hiểm và có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bệnh nhân. Hiểu rõ nguyên nhân và cách cầm máu sẽ giúp ổn định tâm lý và giảm được đau đớn cho bệnh nhân.

I. Nguyên nhân chảy máu kéo dài sau nhổ răng

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới xuất hiện biến chứng chảy máu kéo dài sau nhổ răng: nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân.

1. Nguyên nhân tại chỗ

Nguyên nhân tại chỗ chính là do ảnh hưởng trực tiếp từ kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ hoặc do tình trạng viêm nhiễm răng miệng thuộc vùng nhổ răng của bệnh nhân quá nặng, ảnh hưởng tới việc nhổ răng.

Phải làm gì khi nhổ răng bị chảy máu nhiều?
Nguyên nhân bị chảy máu nhiều sau khi nhổ răng do kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ

➣ Máu chảy ra do trong quá trình nhổ răng làm mạch máu lớn bị đứt, ở trường hợp này máu sẽ chảy ra tại mạch máu nhỏ nằm trong niêm mạc hoặc chảy ra từ màng xương chân răng của bệnh nhân.

➣ Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ để sót lại các tổ chức hạt của chóp chân răng.

➣ Chảy máu kéo dài bất thường có thể là do nhổ răng trên nền viêm nhiễm, thành mạch bị biến đổi khiến cho mạch máu bị giãn ra và gây chảy máu.

➣ Khi bác sĩ mở vết thương quá lớn, hoặc vô tình làm tổn thương tới các tổ chức quanh răng.

➣ Cũng có thể do bệnh nhân vận động động mạch trong quá trình ăn uống sau khi nhổ răng.

➣ Tình trạng máu chảy nhiều và khó kiểm soát do nhổ răng trên nền u máu xương hàm.

2. Nguyên nhân toàn thân

Đây là các nguyên nhân bắt nguồn từ tự thân bệnh nhân, tức là bệnh nhân đang mắc một số căn bệnh hoặc một số triệu chứng có khả năng gây biến chứng chảy máu kéo dài sau nhổ răng.

– Bệnh nhân tiến hành nhổ răng khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt đối với nữ giới.

– Bệnh nhân thiếu vitamin C.

– Bệnh nhân đang mắc các bệnh hoặc liên quan tới các bệnh hemophilia, giảm tiểu cầu…

Phải làm gì khi nhổ răng bị chảy máu nhiều?
Bệnh nhân mắc một số triệu chứng có khả năng gây biến chứng chảy máu kéo dài

II. Sau khi nhổ răng bị chảy máu hoài thì phải làm sao?

Khi được hỏi về vấn đề chảy máu sau khi nhổ răng, bác sĩ Danh Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Nha khoa Đông Nam có chia sẻ như sau:

“Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Thông thường, tình trạng này sẽ chấm dứt sau 30-45 phút cắn chặt gạc bông gòn, sau đó chỉ còn rỉ nhỏ không đáng kể, trong khoảng 24 giờ đầu. Bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp cầm máu tại chỗ đơn giản, dễ làm tại nhà như đã hướng dẫn.”

Phải làm gì khi nhổ răng bị chảy máu nhiều?
Rỉ máu ít sau khi nhổ răng là bình thường

✤ Cụ thể các phương pháp cầm máu tại chỗ như sau:

– Bệnh nhân có thể sử dụng một miếng gạc hoặc bông gòn nhỏ sạch, đặt lên chỗ răng nhổ bị chảy máu và cắn chặt khoảng từ 30 – 45 phút để máu được hạn chế chảy ra.

Phải làm gì khi nhổ răng bị chảy máu nhiều?
Cắn gạc để cầm máu tại chỗ

– Sử dụng đá lạnh để chườm xung quanh phía bên ngoài vùng má của chiếc răng bị nhổ bỏ để máu có thể nhanh đông lại. Bên cạnh đó, đá còn có tác dụng gây tê giúp bạn không còn cảm giác đau nhức nữa.

– Uống thuốc cầm máu theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc khi không có sự hướng dẫn, đơn thuốc của bác sĩ vì nếu uống thuốc không đúng bệnh lý, tình trạng sức khỏe dẫn đến chảy máu kéo dài hơn và các biến chứng nguy hiểm khác cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bác sĩ Danh cũng lưu ý: “Nếu sau khi nhổ răng bị chảy máu răng liên tục hơn một ngày vẫn không hết thì bệnh nhân phải đến trực tiếp phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám lại và có biện pháp khắc phục.”

Trường hợp chảy máu lâu hơn bình thường cần được bác sĩ khám kỹ, có thể chụp phim X – Quang để hỗ trợ chẩn đoán dựa vào từng nguyên nhân mà có cách xử trí thích hợp. Tuyệt đối, không tự ý mua thuốc uống khi chưa được bác sĩ cho phép.

Phải làm gì khi nhổ răng bị chảy máu nhiều?
Quay lại nha khoa kiểm tra nếu răng chảy máu nhiều sau khi nhổ

– Nếu nguyên nhân do Adrenaline trong thuốc tê hoặc bia rượu thì chỉ cần cắn gạc trong 1h, kiêng bia rượu trong vòng 24h đầu tiên sẽ hết chảy máu.

– Nếu do rách phần mềm hay vỡ xương ổ răng thì rửa sạch, khâu phục hồi và cắn gạc chờ đông máu.

– Nếu do sót tổ viêm cần nạo lại huyệt ổ răng, rửa sạch cắn gạc tẩm oxy già.

– Nếu do đứt mạch máu thì tiến hành tiểu phẫu buộc thắt mạch máu sau đó khâu ép lại.

Để hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên trình bày đầy đủ tình trạng bệnh lý của cơ thể nếu có, để bác sĩ có những phương án điều trị phù hợp. Đồng thời phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ cũng như có một chế độ chăm sóc răng miệng sau nhổ răng một cách hợp lý nhất.